Cho thuê hội trường, phòng họp, phòng hội thảo
.

HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

PHÒNG HỌP CHUYÊN NGHIỆP

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG CHO THUÊ

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

Pages

Mối quan hệ công sở: Là anh em cùng tiến hay chỉ là “cái bè” tạm thời

Có một khái niệm vui hay được gọi là "hậu cung công sở". Đó là những câu chuyện đằng sau công việc thường được để ý, bàn tán. Đó cũng có thể là những hội, nhóm cùng hội cùng thuyền. Và đó cũng có thể là câu chuyện về những mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau. Vậy ở chốn công sở đầy thị phi kia thì đồng nghiệp được xem là anh em cùng tiến hay chỉ là "cái bè" của nhau.


Công ty là nơi đi làm, không phải để kết thân?
Suốt vài năm đi làm, tôi đã từng chứng kiến không ít người xem công ty thực sự chỉ là nơi đi làm không hơn không kém. Họ chăm chú vào công việc, họ ít khi tham gia vào những cuộc vui hay những buổi trà dư tửu hậu giờ tan sở. Mối quan hệ với những đồng nghiệp xung quanh dừng lại ở mức độ giao lưu, chào hỏi, trao đổi công việc, không hề có khái niệm kết thân.
Thực ra quan niệm đồng nghiệp chỉ nên là đồng nghiệp không hề sai. Thử nghĩ xem chúng ta sẽ trải qua bao nhiêu môi trường làm việc khác nhau? Chúng ta rồi sẽ tiếp xúc với hàng chục, hàng trăm người được gọi là đồng nghiệp – những người anh em cùng tiếng. Mỗi người một tính cách, thậm chí mỗi người một toan tính. Trong môi trường công sở nhiều cạnh tranh, nếu quá thân thiện và niềm nở sẽ dễ trở thành người bị đánh giá là bao đồng, nịnh hót. Tệ hơn, nếu quá hòa đồng còn có thể dẫn đến khả năng bị "chơi xấu". Trong tâm thế đề phòng, việc duy trì mối quan hệ đồng nghiệp chỉ dựa trên công việc thực sự không phải là chuyện lạ và cũng không hề là chuyện xấu.
Việc không quá sa đà vào những mối quan hệ vượt mức đồng nghiệp sẽ khiến chúng ta dễ dàng tập trung cho công việc, tận dụng được tối đa thời gian làm việc tại công ty, không bị cuốn vào những câu chuyện riêng tư không đáng có. Đối với những người đã ở vị trí quản lý, điều này còn khiến bạn giữ được tính chủ quan, không mang tình cảm hay quan hệ yêu – ghét cá nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Công việc nếu áp lực, có nên xem đồng nghiệp là anh em cùng tiến để cùng sẻ chia?
Công việc gặp khó khăn, đồng nghiệp chính là người thấu hiểu rõ nhất. Những vướng mắc tại nơi công sở, cũng chính đồng nghiệp là người có thể nhìn ra vấn đề một cách trực quan và cùng chúng ta tháo gỡ. Quan trọng hơn hết, gặp gỡ nhiều, tiếp xúc nhiều, làm việc cùng nhau nhiều, việc chúng ta trân quý ai hay muốn kết thân cùng ai để chia sẻ nhiều hơn là điều rất dễ hiểu.
Có một người "anh em" là đồng nghiệp, bạn có thêm một người hiểu mình không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn là trong công việc. Khi môi trường công sở đang tạo ra áp lực mỗi ngày thì bỏ qua những thiệt hơn, bỏ qua những toan tính đề phòng, thêm một người bạn là thêm một niềm vui, thêm một nguồn cảm hứng để đi làm mỗi ngày.
Không cần áp đặt – Cứ để mọi việc tự nhiên
Trung bình mỗi ngày chúng ta dành 8-10 tiếng tại công ty. Cũng rất ít ai chỉ làm duy nhất 1 nơi trong suốt thời gian lao động. Vì thế, ở mỗi nơi chúng ta sẽ lại gặp gỡ với những người khác nhau. Có những đồng nghiệp thực sự chỉ dừng lại ở mức độ công việc. Lại có những người mà ngoài công việc, bạn thật lòng muốn chia sẻ và gắn bó cùng họ như những người bạn. Điều quan trọng nhất chính là đừng gượng ép. Khi mình thật lòng, sẽ lại có người thật lòng.
Tuy nhiên, cũng nên có sự phân biệt rõ ràng đâu là nơi làm việc, đâu là không gian riêng tư. Không nên để mối quan hệ thân thiết làm ảnh hưởng đến công việc. Không nên lạm dụng sự thân thiết để tạo bè kết phái, tác động lên nhau những suy nghĩ tiêu cực. Bạn nơi công sở ngoài việc sẻ chia còn là động lực, là cảm hứng tích cực giúp nhau vượt qua những trở ngại trong công việc, đúng không nào?

Giảm 50% phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước

Ngày 17/5, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Dự thảo Nghị Quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trận tự an toàn xã hội, trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Nhu cầu ô tô ở Việt Nam khoảng 1,5-1,8 triệu xe vào năm 2030
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận, giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, đến hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước.Giảm 50% lệ phí trước bạ không ảnh hưởng đến giá bán xe của các DN ô tô trong nước do đây là khoản thu sau khi khách hàng đã mua xe. Hiện ô tô con từ 9 chỗ ngồi trở xuống chịu hai mức thu lệ phí trước bạ (tùy từng địa phương) là 10% và 12% trên giá bán xe. Nếu được giảm 50% thì số tiền khách hàng nộp lệ phí trước bạ sẽ được giảm một khoản lớn.
Tuy nhiên, ưu đãi này chỉ dành cho xe sản xuất lắp ráp trong nước, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc không được hưởng. Việc giảm lệ phí trước bạ 50% với xe sản xuất lắp ráp trong nước phần nào sẽ tạo ra lợi thế trước xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo tính toán, khi mua những mẫu xe bình dân sản xuất lắp ráp trong nước, khách hàng sẽ tiết kiệm được từ 15-80 triệu đồng. Cùng với việc giá xe ô tô trong nước đang giảm sâu, việc giảm thêm 50% lệ phí trước bạ như trên sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với những mẫu xe hơi đang có nhu cầu sở hữu.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2020 cả nước đã nhập khẩu 4.918 xe ô tô nguyên chiếc các loại. Trị giá kim nghạch nhập khẩu xe hơi trong tháng 4 ước đạt hơn 131 triệu USD.
Cũng theo báo cáo này, lượng ô tô nguyên chiếc nhập về trong tháng 4 giảm mạnh tới gần 60% về số lượng và hơn 40% về trị giá.
Cộng dồn từ đầu năm 2020, cả nước đã nhập khẩu 31.586 xe ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt gần 700 triệu USD. Số lượng xe nhập khẩu tiếp tục sụt giảm hơn 36% so với cùng kỳ năm 2019.


Cơn "sốt" đất tại 5 huyện ngoại thành sắp lên quận ở Hà Nội vẫn chưa dịu bớt

Trong 10 năm gần đây, xu hướng sống theo phong cách Mỹ: ở ven đô, làm việc tại nội đô đang phát triển rất mạnh mẽ tại Hà Nội.
Trong đó, các khu vực ven đô được nhiều người dân lựa chọn nhiều nhất là: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng (Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên).

Đặc biệt, với 5 huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh và Thanh Trì đang trùng với thời điểm chuẩn bị được “nâng cấp” lên quận vào năm 2020 và năm 2025. Kết hợp 2 yếu tố trên đã khiến giá đất ở đây tăng lên "chóng mặt".
Cụ thể, đối với huyện Đông Anh, giá đất trong giai đoạn từ năm 2015 tới đầu năm 2020 đã tăng thêm 40%, một số khu vực gần các dự án bất động sản lớn tăng từ 50 - 60%. Hiện nay, mức giá đất ở đây dao động từ 20 - 170 triệu đồng/ m2, tùy thuộc vào vị trí.
Khu vực “hot” nhất nằm ở các trục đường chính như: mặt đường Võ Nguyên Giáp, khoảng 150 - 170 triệu đồng/ m2, càng gần cầu Nhật Tân, mức giá càng cao.
Đối với các mảnh đất mặt ngõ, ô tô đi vào được dao động 50 - 80 triệu đồng/ m2, các khu đất ở mặt ngõ nhỏ rẻ hơn khá nhiều từ 20 - 25 triệu đồng/ m2.
Một số khu vực khác trong huyện như Hải Bối, Nam Hồng, Võng La, Vĩnh Ngọc,... dao động trong khoảng 20 triệu - 80 triệu đồng, phụ thuộc vào mặt đường hay mặt ngõ.
Đối với khu vực huyện Gia Lâm, giá nhà đất tại khu vực huyện Gia Lâm đã tăng bình quân từ 10 - 15%. Đặc biệt, ở những khu vực có các dự án lớn, giá nhà đất còn tăng khoảng 30% so với thời điểm cuối năm ngoái.
Cụ thể, giá nhà đất bình quân của Gia Lâm dao động từ 15 - 60 triệu đồng, tùy từng khu vực và vị trí. Trong khi đó, vào năm 2015, giá đất bình quân của Gia Lâm chỉ từ 10 - 30 triệu đồng/ m2.
Khu vực “hot” nhất huyện Gia Lâm thuộc về một số trục đường chính, gần với một số dự án "siêu" đô thị cao cấp như: Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Dương Xá, Đặng Xá hay Trâu Quỳ, giá đất nền đã lên mức 50 - 60 triệu đồng/ m2. Thậm chí, một số dự án bất động sản cao cấp còn rao bán tới 100 - 150 triệu đồng/ m2.
Đối với khu vực Đan Phượng, giá đất bình quân dao động từ 20 - 50 triệu đồng. Đối với các trục đường chính dọc theo Quốc lộ 32 có mức giá từ 40 - 70 triệu đồng/ m2. Đây cũng là khu vực có mức giá cao nhất trong huyện Đan Phượng.

Trong khi đó, giá đất ở tại 2 huyện Hoài Đức và Thanh Trì không có nhiều biến động trong năm 2019. Ngay cả khi Hà Nội có quyết định đưa Hoài Đức lên quận vào năm 2020 và Thanh Trì lên quận vào năm 2025, giá đất ở tương đối ổn định, tăng bình quân dưới 3 - 10% ở các trục đường lớn.
Cụ thể, giá đất ở bình quân tại khu vực Thanh Trì dao động từ 15 - 70 triệu đồng/ m2, tùy từng vị trí. Trong đó, khu vực “hot” nhất Thanh Trì là mặt đường khu vực Ngọc Hồi - Văn Điển, mức giá dao động từ 50 - 80,5 triệu đồng/ m2.
Một số khu vực khác như Tả Thanh Oai từ 15 - 45 triệu đồng/ m2; Cầu Bươu từ 20 - 50 triệu đồng/ m2; Cổ Điển A dao động từ 45 - 60 triệu đồng/ m2;...
Cuối cùng là Hoài Đức. So với 3 huyện còn lại, Hoài Đức là huyện đầu tiên đủ tiêu chuẩn để lên quận vào năm 2020. Chính vì lý do đó, giá đất ở tại Hoài Đức đã ổn định hơn, mức tăng ở Hoài Đức trong năm 2019 khoảng 3 - 5% so với năm 2018.
Cụ thể, giá đất ở bình quân tại Hoài Đức dao động 20 - 100 triệu đồng. Khu vực được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nằm là ven Quốc lộ 32 hoặc khu vực trung tâm thị trấn Trôi, mức giá dao động từ 40 - 100 triệu đồng/m2 đối với mặt đường, 20 - 50 triệu đồng đối với mặt ngõ.
Ví dụ, huyện Đông Anh, Đan Phượng được định hướng trở thành quận với điểm nhấn là các đô thị thông minh, khu công viên phần mềm, trung tâm mua sắm cao cấp, các khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ cao cấp về chăm sóc sức khỏe, trung tâm sáng tạo phục vụ cho nghiên cứu và phát triển.
Đối với các huyện Thanh Trì, Gia Lâm được định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng mạnh thương mại dịch vụ.
Tuy nhiên, trong quá trình lên quận, giá đất tại các huyện này sẽ có biến động rất lớn, nhiều khả năng chỉ mang tính nhất thời. Nếu người dân mua đất để ở thì không có nhiều rủi ro, tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường, nếu muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư ngắn hạn cần hết sức cẩn trọng với các cơn sốt đất và rủi ro thanh khoản của khoản đầu tư của mình.



KẾ HOẠCH RA MẮT SẢN PHẨM MỚI CHI TIẾT CHO DOANH NGHIỆP


Các tiêu chí khi lên bản kế hoạch ra mắt sản phẩm mới
Ý tưởng cho buổi lễ ra mắt sản phẩm mới
Sản phẩm chính là trung tâm của toàn bộ chương trình. Hiểu rõ được tính năng, công dụng và mẫu mã của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp lên được kế hoạch tốt. Các khâu lựa chọn địa điểm tổ chức, ý tưởng ra mắt, kịch bản cho sản phẩm mới sẽ dễ dàng hơn.
Ví dụ như hiện nay, có rất nhiều đồ công nghệ ra đời, thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Lập bản kế hoạch ra mắt những sản phẩm mới này, nên lựa chọn một không gian lớn. Đặc biệt phải trang bị màn chiếu như rạp phim và có dựng các kệ gỗ đã trưng bày sản phẩm dọc 2 bên. Vì là đồ công nghệ nên không gian chỉ cần trang trí tối giản. Việc này sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tập trung sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm.
KẾ HOẠCH RA MẮT SẢN PHẨM MỚI CHI TIẾT CHO DOANH NGHIỆP

Hiểu được tính năng của sản phẩm để đưa ra nội dung phù hợp

Kịch bản cũng sẽ có các hoạt động xoay quanh các tính năng của sản phẩm. Yếu tố tương tác với khách mời là cực kỳ quan trọng. Không những giúp khách hàng hiểu rõ sản phẩm mà còn tạo được thiện cảm về sản phẩm. Đây là yếu tố quyết định đến doanh thu khi sản phẩm ra mắt.
  • Quý khách muốn sản phẩm của mình thu hút được cao nhiêu khách hàng tại sự kiện?
  • Muốn thu thập được bao nhiêu thông tin khách hàng thông qua buổi lễ?
  • Và muốn ảnh hưởng của sự kiện kéo dài trong bao lâu?…
Đó là những câu hỏi cần trả lời khi lên kế hoạch ra mắt. Nếu là mục đích chính là khảo sát ý kiến người dùng thì công tác thu thập ý kiến là quan trọng nhất. Còn nếu mục đích tăng doanh thu thì yếu tố truyền thông không thể bỏ qua khi lên kế hoạch
Điều này còn giúp cho việc chuẩn bị các hạng mục quan trọng như ghế ngồi, nước uống cho khách mời tham dự… tránh được sai sót. Cũng như quyết định chiến dịch truyền thông cho quý khách trong suốt sự kiện. Việc xác định mục tiêu ngay lúc đầu sẽ giúp cho quý khách nhận định được sự kiện đó có thành công như mong đợi hay không và kế hoạch marketing tiếp theo.
KẾ HOẠCH RA MẮT SẢN PHẨM MỚI CHI TIẾT CHO DOANH NGHIỆP
Sự phân chia công việc chi tiết
Sau khi lập được bản kế hoạch ra mắt sản phẩm mới. Người quản trị sự kiện cần lên danh sách công việc cần làm, thời gian hoàn thành và người phụ trách. Việc phân chia công việc sẽ giúp vai trò của những người tổ chức được rõ ràng hơn. Không có tình trạng “dẫm chân nhau” trong quá trình tổ chức. Đồng thời khi có vấn đề phát sinh, người quản lí dễ dàng tìm được vấn đề và khắc phục.
Thời gian chuẩn bị bản kế hoạch ra mắt sản phẩm mới
Một ưu điểm khác đó là kiểm soát được về thời gian và tiến độ chung của lễ ra mắt. Trong một chương trình sẽ luôn có những phần cần nhiều thời gian để chuẩn bị hơn. Và thời gian chuẩn bị lễ ra mắt sản phẩm mới cũng bị giới hạn, thông thường là 2 tuần trước khi sản phẩm được bán ra. Thật sự công việc này đòi hỏi người tổ chức phải có nhiều kinh nghiệm để tối ưu được nhân lực cho sự kiện.
 ST

Samurai định giết 2 mạng người nhưng kịp thời buông kiếm nhờ điều mà nhiều dân công sở còn đang thiếu


Đừng bao giờ quyết định bất cứ việc gì trong lúc đang giận dữ là câu nói mà nhiều chị em công sở được nghe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng được vào công việc và cuộc sống.

Mệt mỏi, căng thẳng, áp lực vốn là "đặc sản" trong môi trường công sở. Phàm là dân văn phòng, chắc hẳn ai cũng đôi ba lần có cơ hội nếm trải những cảm giác này.
Vốn không dừng lại ở những bức bách nhất thời; căng thẳng, áp lực tích tụ trong thời gian dài dễ khiến chị em đâm ra khó chịu, bẳn tính và dễ nổi giận.
Những hành động, quyết định được đưa ra trong lúc giận dữ thường thiếu độ chính xác và để lại những hậu quả khó lường.
Câu chuyện về vị samurai suýt giết hai mạng người lúc giận dữ trong câu chuyện bên dưới đây sẽ khiến chị em công sở có được một vài bài học cho riêng mình. Cụ thể, câu chuyện được kể:
Năm qua tháng lại, mùa vụ lại tới, nhà vua cử người xuống các địa phương đi thu sưu, thuế. Một làng chài nọ có ông lão đánh cá đứng khúm núm trước vị kiếm sĩ Samurai, người nhận nhiệm vụ thu tiền hộ.
Ông lão nói: "Thật xin lỗi, năm nay mùa vụ lại thất bát, mưa bão liên miên, tôi không giữ được đồng nào để trả cho ngài".
Lão đánh cá đã khất nợ mấy năm liền, cứ như thế này, khó mà hoàn thành nhiệm vụ thu thuế trong dân, vị Samurai nổi nóng, tuốt kiếm định giết người đánh cá để làm gương cho dân chúng trong làng.
Ông lão trông lo âu nhưng lấy một chút bình tĩnh, chậm rãi nói: "Lão thời trai tráng cũng từng được học võ, sư phụ có dạy đừng hành động gì khi đang giận dữ".
Nghe thấy cũng có lý, người Samurai nhìn ông lão một hồi như dò xét, từ từ thu kiếm vào vỏ, rồi nói: "Sư phụ của ngươi chắc hẳn là người tốt. Thầy của ta cũng nói mấy lời này, ta đây làm mãi vẫn chưa được. 
Hôm nay xem như ngươi còn chút may mắn, ta kỳ hạn một năm trả nợ mới lẫn cũ, thiếu một xu thôi ngươi cũng khó mà yên thân".
Vị Samurai sau đó rời đi, thu tiền các gia đình còn lại, lúc về nhà thì trời đã vào khuya. Không muốn đánh thức người vợ đang yên giấc, ông nhẹ lẻn vào nhà nơi cửa sau.
Qua ánh đèn hắt ra, ông giật mình thoáng thấy một người lạ mặc giáp trụ Samurai đang nằm kế bên vợ.
Cơn ghen tức bùng phát, lòng tự tôn xúc phạm dữ dội, trong cơn nóng giận ông tuốt kiếm định xông vào giết cả hai rồi cũng sẽ tự kết liễu mình, đột nhiên lời lão đánh cá ban chiều vọng bên tai: "Ðừng hành động gì khi đang giận dữ".
Câu nói giúp ông có thêm hòa hoãn, bèn vung kiếm trút giận vào không khí. Có tiếng động lạ, hai người đang ngủ choàng dậy ra xem, hóa ra trên giường là vợ và mẹ vợ.
Lại một phen thất kinh, người Samurai gào lên: "Trời ơi, chuyện gì nữa đây. Suýt nữa ta đã giết cả hai người rồi!"
Người vợ bối rối giải thích: "Chàng xa nhà, đêm khuya một mình thiếp sợ kẻ gian, nên đã nhờ mẹ đến ở cùng, lại giả đàn ông mặc giáp trụ, nằm ngủ chung cho thêm phần yên tâm".
Bẵng đi một thời gian, mùa hoa đào lại nở, vị kiếm sĩ Samurai lại có dịp ghé qua ngôi làng chài để thu thuế của dân.
Chưa kịp tiến vào đến sân, ông lão đánh cá ngày nào đã chạy ra chào đón và hớn hở mời: "Ngài vào đây dùng bữa với chúng tôi, nhờ ơn đức của ngài mà năm nay tôi đánh bắt được khá, để dành được một số tiền và thậm chí còn sắm sửa thêm chút ít cho nhà cửa, tôi đã chuẩn bị sẵn tiền cho ngài cả gốc lẫn lãi, không thiếu một xu".
Vị Samurai lại nhìn ông lão như dò xét một lúc rồi nói: "Thôi ngươi hãy giữ tiền đó lại đi, món nợ mấy năm nay coi như đã được trả".
Ông bà ta xưa vẫn thường hay nói "Giận quá mất khôn". Qua đó mới thấy, sự giận dữ làm con người ta đánh mất đi sự bình tĩnh, lý trí của bản thân.
Cho nên, những quyết định được đưa ra ở thời điểm này đa phần không khôn ngoan và thường dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Vì lẽ đó, giận dữ là bản năng nhưng kiểm soát được cơn giận dữ đang chực trào bên trong tâm khảm là bản lĩnh.
Và nếu không thể kiểm soát được cơn giận, cũng đừng vội đưa ra bất kỳ một quyết định gì ở thời điểm này, kẻo hối hận không kịp bạn nhé!

Muốn bán được hàng, hãy thấu hiểu khách hàng!


Inbound Marketing có thể được xem là một “định hướng phát triển” cho người mới bắt đầu làm kinh doanh với số vốn nhỏ, giúp giảm thiểu chi phí marketing xuống thấp nhất. Nhưng một vấn đề nảy sinh là không phải ai cũng có kiến thức hoặc kỹ năng để làm inbound marketing.

Không hiểu khách giúp bạn sớm “dẹp tiệm”
Ở góc nhìn của tôi, hầu hết những người làm kinh doanh khi khởi nghiệp đều không bao giờ quan tâm vấn đề thấu hiểu khách hàng, có chăng chỉ là “biết” về nó 1 cách sơ sài. Ví dụ về việc tư duy bán quần áo thời trang:
  • Thấy một món đồ “hot”, nghĩ rằng có nhiều khách thích
  • Thấy người khác đang bán tốt, và nghĩ mình cũng sẽ bán được
  • Thấy cả cộng đồng sốt lên vì nó (ví dụ như khẩu trang trong mùa dịch COVID-19)
  • Có nhiều thời gian rảnh
  • Góp vốn chung với bạn bè mà không tìm hiểu kỹ
  • ....

Để không mắc sai lầm ngớ ngẩn, hãy hiểu bản thân đầu tiên.
Đây là vấn để quan trọng mà tôi muốn nhắc đến, vì nếu chỉ khởi nghiệp một cách mông lung, tỉ lệ thất bại là rất cao. Trước khi khởi nghiệp phải xác định các yếu tố:
1.     Mình có thích công việc này không: nếu là công việc yêu thích, bạn thậm chí còn không có cảm giác mình đang “làm việc”!
2.     Công việc này có phù hợp với mình hay không: có những người đánh đổi sự nghiệp bởi một công việc mà họ thích, và mất 10 năm sau họ mới thành công với nó...
3.     Khởi nghiệp có thể thừa hưởng được tất cả những gì trước kia mà chúng ta đã chuẩn bị không: khởi nghiệp phải tận dụng được:
  • Các kỹ năng, kiến thức bạn có
  • Các nền tảng mà bạn đã gầy dựng (bao gồm cả mối quan hệ)
  • Các lợi thế của riêng bạn
Ví dụ: Một người đàn ông làm ngành kế toán, họ có một đam mê mãnh liệt về giày sneaker. Họ thường xuyên bổ sung giày vào kệ tủ của mình, các chủ đề khi trò chuyện với đồng nghiệp đều là về các loại giày, gặp bạn bè cũng tư vấn giày giặt sao cho như mới... Điều này dẫn đến việc họ mở một tiệm bán giày sneaker:
Họ đam mê giày, mua nhiều giày, có nguồn lấy sỉ giày. Đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và các mối quan hệ của họ sẽ là khách hàng đầu tiên; cộng đồng mà họ hay chia sẻ, giao lưu sẽ là khách hàng tiếp theo. Tất cả những kiến thức về giày giúp họ làm Inbound marketing. Quan trọng đây là công việc họ yêu thích nên có thể dồn hết tâm huyết vào nó. Không chắc họ có thành công hay không nhưng ít ra, tỉ lệ thành công của họ đã cao hơn rất nhiều so với một người hoàn toàn xa lạ với những đôi giày lại đi bán giày.

Hiểu rõ về sản phẩm là con đường bán hàng nhanh nhất
Lấy lại ví dụ bán giày, khi đã có được đam mê, sở thích, nguồn hàng đầy đủ, chúng ta cần chuẩn bị gì tiếp theo? Đó chính là hiểu thật sâu về sản phẩm.
Hiểu sâu về sản phẩm ở đây không phải là đi quá chi tiết vào chất liệu (nếu biết cái này càng tốt), mà chúng ta phải có được những kiến thức xoay quanh những gì chúng ta bán.
Ví dụ: Nếu bạn bán giày sneaker thì cần biết các kiến thức:
  • Các kiểu giày
  • Trend giày
  • Các loại vải giày
  • Các kiểu giặt giày
  • Các dụng cụ bổ trợ cho giày (chống thấm nước, bàn chải, v.v...)
  • Xu hướng giày ở các nước
  • Màu sắc giày thông dụng
  • Các loại giày cổ, đấu giá v.v...
Nói đúng hơn, chúng ta phải có đủ kiến thức để thỏa mãn tình tò mò của khách hàng. Con người có 2 đặc điểm mà nếu các nhà marketing biết tận dụng nó thì sẽ đạt hiệu quả rất lớn đó chính là: luồng gió mới (sẽ có bài phân tích sau) và “tò mò thông tin”.
Người ta dễ tò mò về các thông tin liên quan với một thứ mà mình sắp mua, có ý định mua, thích mua, muốn sở hữu v.v... Bạn đã mua 1 đôi giày cao gót, chắc chắn bạn sẽ không thể cưỡng lại những thông tin như làm sao để giày cao gót không bị gãy đế, mẹo vặt giúp đi giày cao gót không bị mòn, làm sao để đi giày cao gót trông quý phái hơn, kiểu dáng quần áo phù hợp với giày cao gót v.v...
Con người luôn muốn biết nhiều thông tin hơn nữa để trở nên thông thái hơn. Đó là lý do vì sao inbound marketing lại có thể phát triển.
* Lưu ý: phải hiểu sâu các thông tin liên quan xung quanh sản phẩm và sáng tạo một chút để có thể làm inbound marketing hiệu quả.
Cuối cùng, phải thấu hiểu hành vi khách hàng
Hành vi khách hàng là 1 hàm đa biến, và các biến này đều thay đổi dựa vào thời điểm. Vì vậy bắt buộc chúng ta phải có sự linh động trong xử lý và bắt kịp thời đại. Những thứ chúng ta cần quan tâm:
1.     Tình hình mặt bằng chung: đây là cái quan trọng nhất vì sao? Vì trên thị trường có hàng trăm người bán hàng giống mình, mỗi người đã tiếp cận vài chục nghìn người, và chính họ là người đang EDUCATION khách hàng giùm mình, nếu mình làm trái với họ, là mình đang tự đi 1 con đường riêng, và con đường riêng thì sẽ cực kì tốn chi phí. Vậy thì thay vì họ làm A, mình sẽ làm A++, và mình vượt trội hơn họ ----> khách hàng sẽ về mình (chiến lược hớt váng)
2.     Xu hướng của khách hàng: đôi khi, đối thủ của chúng ta chưa chắc đã là người làm tốt, và khách hàng của chúng ta chưa chắc đã thích những cái A++, vậy thì chúng ta phải biết rõ khách hàng hơn bằng cách: xem càng nhiều bài viết có liên quan càng tốt để biết được: dạng bài viết nào khách hàng sẽ like, dạng bài viết nào sẽ comment, dạng nội dung nào sẽ khiến người dùng hành động (hoặc đơn giản hơn là tìm đọc các cuốn sách về kỹ năng content).
3.     Xu hướng mua hàng theo mùa: Quan trọng, vì chúng ta sẽ chọn sai thời điểm để startup. Ví dụ: sắp vào mùa mưa mà lại đi mở quán cafe hay quán ăn sẽ gây hoang mang vì doanh thu không cao. Chúng ta phải biết trong năm, mùa nào bán được nhất và vì sao; trong tháng, tuần nào sẽ bán được nhất, vì sao? Trong ngày, đăng bài lúc nào sẽ có tương tác tốt nhất, vì sao?...
4.     Phân khúc khách hàng: Dựa trên tháp nhu cầu của Maslow. Phải xác định rõ được phân khúc sản phẩm của chúng ta có phù hợp với phân khúc khách hàng không, từ đó mới có thể phân tích được những yếu tố mà phân khúc khách hàng đó cần. Ví dụ phân khúc trung cấp thì họ cần những thứ tiện lợi, giá thành ổn, thích được giảm giá, thích được hỗ trợ nhiều v.v... Mỗi phân khúc còn chia ra:
  • Phân khúc theo giá tiền: trung lưu, cao cấp...
  • Phân khúc theo phong cách: cổ điển, classic, cá tính...
  • Phân khúc theo nhân khẩu học: nam/ nữ, già/ trẻ...


Sự khác nhau giữa con gái kết hôn năm 25 tuổi và năm 35 tuổi

1. Kiến thức khác biệt
Con gái nếu đúng quy trình học hành, tốt nghiệp thì khoảng 22 tuổi sẽ ra trường, đi làm thêm 2 năm là công việc mới bắt đầu đi vào nề nếp. Con gái lúc này vẫn còn khá hoang mang vô định với cuộc đời của chính mình, với kế hoạch tương lai, với hôn nhân, thậm chí công việc của họ cũng mới chỉ trong giai đoạn khởi động mà thôi. Khi kiến thức và tầm nhìn đều chưa hình thành, nếu họ chọn lúc này để kết hôn đồng nghĩa với việc họ sẽ cùng nửa kia của mình trưởng thành.
Sự khác nhau giữa con gái kết hôn năm 25 tuổi và năm 35 tuổi - Ảnh 1.
Trong khi đó, phụ nữ 35 tuổi còn chưa kết hôn thường có 2 lý do, một là vì không kỳ vọng vào hôn nhân, hai là vì không quan tâm đến hôn nhân. 35 tuổi, thường thì những kiểu người cần gặp họ đều đã gặp, những chuyện nên trải qua họ đều đã trải qua, nhân sinh quan, giá trị quan và thế giới quan về cơ bản đã thành hình, tương lai của họ không có quá nhiều biến động.
2. Năng lực kinh tế khác nhau
Số người vừa ra trường đã có thể mua nhà, mua xe thường chiếm rất ít, phần lớn vẫn cần nhờ đến sự hỗ trợ của bố mẹ. Khi bạn 25 tuổi, trừ khi bạn thực sự giỏi, thực sự kiếm được rất rất nhiều tiền còn nếu không tiền lương hàng tháng của bạn sẽ chỉ vừa đủ để trả tiền trả góp nhà và chẳng dư ra được mấy đồng. Những năm đầu kết hôn, cuộc sống của hai bạn sẽ tương đối khó khăn.
Với những người đã qua 30 tuổi, đây được coi là giai đoạn hoàng kim của sự nghiệp. Sau nhiều năm phấn đấu nỗ lực, thu nhập cũng như vị trí trong xã hội của bạn đã được cải thiện đáng kể và cũng có chút tích góp, nếu bạn chọn thời điểm này để kết hôn, mặt kinh tế của cả hai có lẽ sẽ thoải mái hơn một chút.

3. Liên quan đến thời cơ sinh con
Trên MXH từng xuất hiện một đoạn cảm khái: Nếu phụ nữ muốn sinh 2 con trước 30 tuổi, vậy năm 27 tuổi họ nên sinh con đầu lòng. Tính ngược về trước nghĩa là 26 tuổi họ phải mang thai, 25 tuổi kết hôn, trước khi kết hôn còn phải tìm hiểu, đính hôn, chuẩn bị kết hôn mất 2 năm, như vậy ít nhất 2 bạn phải gặp nhau năm 21 tuổi.
Phụ nữ sinh con thực sự chẳng phải chuyện dễ dàng, đặc biệt tuổi tác càng tăng thì nguy hiểm càng lớn, khả năng hồi phục sau khi sinh con cũng chậm hơn. Những vấn đề này đối với những cô nàng 25 tuổi có lẽ không quá đáng sợ nhưng với phụ nữ 35 tuổi thì vô cùng cần cân nhắc.
4. Khả năng lựa chọn khác nhau
Những cô gái 25 tuổi đến độ tuổi lập gia đình, dù muốn chọn người trên dưới 4 tuổi đều không phải vấn đề. Phạm vi lựa chọn của họ là rất lớn, sự lựa chọn cũng nhiều, ít nhất họ cũng không bị soi mói quá nhiều về mặt tuổi tác.
Những "gái ế" 35 tuổi còn chưa kết hôn thì khác. Ở tuổi này, họ không có quá nhiều lựa chọn, thậm chí ngay cả việc phải lấy người đã qua "một lần đò" cũng cần suy nghĩ, vì đàn ông qua 35 tuổi chưa kết hôn thực tế cũng không nhiều.
5. Sự hòa thuận trong gia đình
Vì sao lại xuất hiện cả yếu tố này? Lý do là vì những ai từng trải qua cảnh bị giục cưới ắt đều biết khi tuổi của bạn càng lớn thì lo nghĩ của phụ huynh càng nhiều. Trong quan niệm của nhiều bậc cha mẹ, chỉ khi con cái thành gia thì bố mẹ coi như mới xong nhiệm vụ. 25 tuổi bạn thuận lợi kết hôn, thêm chút nữa sinh con cho bố mẹ có cháu bồng là đúng quy trình, quan hệ với bố mẹ cũng coi như là hòa thuận.
Còn khi bạn 35 tuổi mới kết hôn có nghĩa là bố mẹ đã phải thúc giục bạn gần 10 năm trời. Khoảng thời gian đó chắc chắn chẳng dễ chịu gì cho cam. Bố mẹ của bạn sốt ruột, bản thân bạn cũng mệt mỏi, áp lực.
Kết 
Hôn nhân chắc chắn phải được coi là một đại sự trong cuộc đời bạn, bởi lẽ quyết định lần này của bạn sẽ ảnh hưởng đến bạn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng cần xác định, chúng ta sống ở đời, tình yêu không phải tất cả, hôn nhân cũng không chiếm lĩnh toàn bộ cuộc sống, bản thân bạn sống tốt, sống hạnh phúc mới quan trọng hơn cả. Thế nên, bạn kết hôn tuổi nào cũng được, chỉ cần lựa chọn đó của bạn xuất phát từ thật tâm bạn chứ không phải vì quyết định bồng bột hay dựa trên mong muốn của người khác.