Tất
nhiên với mẹ, con nào chẳng là con, mẹ đều yêu thương hết mực. Thế nhưng phải
thú thật khi biết tin con là con gái, trong lòng mẹ có chút lấn cấn chưa
yên – không phải vì con đâu nhé, mà là vì chính mẹ đây, vì thế giới mà mẹ đang
sống…
1. Dường như phụ nữ luôn có tính nhường nhịn,
hy sinh con ạ. Dù lý trí nói rằng ta cũng là một con người quan trọng, cần được
ưu tiên đi nữa thì dường như ở đâu đó trong tiềm thức, ta vẫn lo lắng cho người
khác trước, và sợ rằng sẽ làm ai đó buồn phiền.
May ra chỉ những phụ nữ siêu đẳng (superwoman) vừa có sự nghiệp hoành tráng, vừa là con ngoan, vừa là mẹ tốt, vừa là vợ đảm đang biết yêu cuồng nhiệt… mới không có cảm giác rằng mình đang khiến ai đó phiền lòng. Nhưng thực tế là con ạ, chẳng có mấy phụ nữ nào muốn trở thành người như vậy cả, hầu hết chúng ta chỉ muốn chu toàn 1-2 vai trò thôi thay vì phải căng mình ra hết sức lực. Và dù vậy, vẫn khó để có thể không nghĩ về người khác trong mỗi quyết định của mình.
May ra chỉ những phụ nữ siêu đẳng (superwoman) vừa có sự nghiệp hoành tráng, vừa là con ngoan, vừa là mẹ tốt, vừa là vợ đảm đang biết yêu cuồng nhiệt… mới không có cảm giác rằng mình đang khiến ai đó phiền lòng. Nhưng thực tế là con ạ, chẳng có mấy phụ nữ nào muốn trở thành người như vậy cả, hầu hết chúng ta chỉ muốn chu toàn 1-2 vai trò thôi thay vì phải căng mình ra hết sức lực. Và dù vậy, vẫn khó để có thể không nghĩ về người khác trong mỗi quyết định của mình.
2. Mọi người sẽ luôn đánh giá con. Nếu là con
trai, con có thể “được phép” xấu, vẻ ngoài của con chỉ quan trọng khi con có ý
định làm người mẫu hoặc con cố quyến rũ một cô gái. Nhưng khi là con gái, con
phải thể hiện được sự hấp dẫn của mình với mọi người, bất kể con làm nghề gì,
hay con có thích họ hay không. Nếu chẳng có ý tốt, có thể người ta chỉ bàn tán
về con xấu đẹp ra sao trong mắt họ; nếu có ý tốt hơn, có thể họ sẽ góp ý con cần
làm gì để đẹp thế này thế nọ, đôi khi họ nói nhiều đến mức con chỉ muốn đáp lại
rằng, “Kệ *** tôi đi!” Nhưng đó có lẽ là một phản ứng thô lỗ quá, với một người
phụ nữ!
3. Mọi người thường chủ quan, quy chụp nữa chứ. Họ, chẳng hạn, thường cho rằng nếu một phụ nữ thích phấn son trang điểm, cô ấy ắt hẳn không quan tâm đến chính trị. Chẳng hạn, con có thể thấy những bài báo nghiêm túc nếu đăng ở những trang báo, mạng dành cho phụ nữ thường cũng dễ bị xem nhẹ, vì mọi người nghĩ rằng những người chuyên về mẹo làm đẹp hay những câu chuyện tình ái làm gì biết đến chuyện chính trị xã hội đâu.
3. Mọi người thường chủ quan, quy chụp nữa chứ. Họ, chẳng hạn, thường cho rằng nếu một phụ nữ thích phấn son trang điểm, cô ấy ắt hẳn không quan tâm đến chính trị. Chẳng hạn, con có thể thấy những bài báo nghiêm túc nếu đăng ở những trang báo, mạng dành cho phụ nữ thường cũng dễ bị xem nhẹ, vì mọi người nghĩ rằng những người chuyên về mẹo làm đẹp hay những câu chuyện tình ái làm gì biết đến chuyện chính trị xã hội đâu.
4. Mọi người sẽ muốn phụ nữ phải đồng tình với
những phụ nữ khác, để thể hiện sự ủng hộ của “phái yếu” với nhau. Nếu con bênh
vực người đàn ông thay vì phụ nữ trong một tình huống nào đó, con có thể bị cho
là kỳ quái, con đã nghĩ gì vậy, con có quan hệ gì với người đàn ông kia? Những
vấn đề liên quan đến giới tính đôi khi khó có thể công bằng – nếu người đàn ông
bảo vệ phụ nữ được ca là anh hùng thì ngược lại, phụ nữ bảo vệ đàn ông vẫn là một
điều kỳ lạ. Ý tưởng sức mạnh phụ nữ là rất tốt, nhưng đôi khi cách thể hiện có
chút không tưởng.
5. Mẹ không biết khi nào thì chuyện này sẽ thay đổi, nhưng khi một cậu con trai làm sai điều gì thì luôn có lý do để đổ lỗi, chẳng hạn như khi không tập trung học hành vì trong lớp bỗng xuất hiện một bạn gái xinh quá. Nhưng lỗi lầm của một cô gái luôn là do chính cô ấy chứ chẳng phải ai khác.
6. Cơ thể người phụ nữ cũng không thuộc về bản thân họ. Dù không ai dám tuyên bố thẳng thừng như vậy nhưng thông điệp ấy cứ len lỏi trong cuộc sống. Chẳng hạn, một người vợ thường được khuyên phải làm đẹp để giữ chồng, vì chồng, thay vì chính mình; hay một người mẹ bị áp lực phải hy sinh những đường cong của mình vì con, theo những quan niệm cũ…
7. Tiếng nói của chúng ta đôi khi vẫn còn ít quan trọng lắm, không chỉ ở những nước phương Đông theo truyền thống Nho giáo, những nước Hồi giáo khắc nghiệt với thân phận phụ nữ, mà cả ở những nước phương Tây tiến bộ. Nhiều câu chuyện đọc được khiến mẹ lo sợ về những người phụ nữ không thể nói “Không!”, liệu mẹ có thể bảo đảm cho con gái mẹ có thể nói không khi con không thích?
5. Mẹ không biết khi nào thì chuyện này sẽ thay đổi, nhưng khi một cậu con trai làm sai điều gì thì luôn có lý do để đổ lỗi, chẳng hạn như khi không tập trung học hành vì trong lớp bỗng xuất hiện một bạn gái xinh quá. Nhưng lỗi lầm của một cô gái luôn là do chính cô ấy chứ chẳng phải ai khác.
6. Cơ thể người phụ nữ cũng không thuộc về bản thân họ. Dù không ai dám tuyên bố thẳng thừng như vậy nhưng thông điệp ấy cứ len lỏi trong cuộc sống. Chẳng hạn, một người vợ thường được khuyên phải làm đẹp để giữ chồng, vì chồng, thay vì chính mình; hay một người mẹ bị áp lực phải hy sinh những đường cong của mình vì con, theo những quan niệm cũ…
7. Tiếng nói của chúng ta đôi khi vẫn còn ít quan trọng lắm, không chỉ ở những nước phương Đông theo truyền thống Nho giáo, những nước Hồi giáo khắc nghiệt với thân phận phụ nữ, mà cả ở những nước phương Tây tiến bộ. Nhiều câu chuyện đọc được khiến mẹ lo sợ về những người phụ nữ không thể nói “Không!”, liệu mẹ có thể bảo đảm cho con gái mẹ có thể nói không khi con không thích?
_
Theo WTT _
Có
thể bạn quan tâm : cho thuê phòng hội thảo giá rẻ, cho thuê hội trường tại hà nội, cho thuê hội trường đào tạo, cho thuê phòng họp tại hà nội, cho thuê hội trường tổ chức sự kiện, cho thuê phòng hội nghị tại hà nội, cho thuê phòng học giá rẻ, cho thuê hội trường 500 chỗ, cho thuê phòng máy tính tại hà nội