Cho thuê hội trường, phòng họp, phòng hội thảo: TIN TUC
.

HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

PHÒNG HỌP CHUYÊN NGHIỆP

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG CHO THUÊ

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

Pages

Người lao động khó chống đỡ với đợt dịch mới

Ông Lê Duy Bình: 'Người lao động khó chống đỡ với đợt dịch mới'

(VNE) - Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam cho rằng doanh nghiệp còn cầm cự được vài tháng chứ người lao động không thể chống chọi vì đã mất sinh kế.

Chia sẻ với VnExpress, TS Lê Duy Bình, người tham gia xây dựng Luật Lao động năm 2019, tham gia đánh giá các dự án của ILO về thị trường lao động, cho rằng nguồn lực để chống chọi với làn sóng Covid-19 thứ hai của doanh nghiệp và người lao động không còn nhiều.

- Với sự bùng phát dịch lần này, kinh tế Việt Nam sẽ đối diện những khó khăn gì?

- Kinh tế một lần nữa sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến của dịch bệnh. Nếu dịch chỉ ở một số tỉnh, thành phố như hiện nay và được khống chế trong vài tuần tới, tác động sẽ nhỏ hơn so với kịch bản mà Việt Nam đặt ra cách đây 1 tháng.

Theo đó, tổng thể kinh tế về cuối năm sẽ có một kịch bản tăng trưởng dương, dù ở mức độ thấp hơn so với những dự báo trước khi một số ngành như du lịch, dịch vụ vừa khởi động lại đã tiếp tục bị "thui chột". Khu vực kinh tế miền Trung mà Đà Nẵng là đầu tàu, bị tác động rất lớn. Dịch bệnh cũng tác động đến tâm lý dự định nhà đầu tư, những người khởi sự kinh doanh, thiên nhiều về nghe ngóng, chờ đợi, tạo ra độ trễ dẫn đến tác động kinh tế cuối năm.

Ở kịch bản xấu, dịch bệnh tiếp tục lan rộng trong vài ngày tới, Việt Nam buộc phải cách ly, giãn cách toàn xã hội, chắc chắn tạo tác động kép lên cả cung sản xuất và cầu tiêu dùng. Hiện nay xuất khẩu yếu, cầu nội địa rất mong manh, không tăng trưởng dù thời gian qua chúng ta đã cố gắng bảo vệ thông qua quá trình dập dịch rất tốt.

Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam. Ảnh: Đỗ Linh.

Gần đây, World Bank đánh giá Việt Nam vẫn có sức chống chịu tốt khi Covid-19 bùng trở lại. Quan điểm của ông thì sao?

- Sau đợt dịch đầu năm, về phía Chính phủ, doanh nghiệp, ở góc độ nào đấy đã có sự chuẩn bị tốt về kinh nghiệm, cách ứng phó trong điều kiện nguồn lực không còn nhiều.

Chẳng hạn với doanh nghiệp, 6 tháng đầu năm họ quá quen với tình hình khó khăn, thậm chí một số đơn vị đã tìm được cách hồi phục ngay khi xã hội vận hành trở lại hồi tháng 5. Khả năng chống chịu của doanh nghiệp vẫn có khi họ thích nghi được với hoàn cảnh vô cùng xấu.

Do vậy, trong trường hợp giả định một kịch bản khoanh vùng dịch theo khu vực địa lý, doanh nghiệp vẫn duy trì được hoạt động sản xuất, kinh doanh, trừ một số đơn vị trong những ngành, khu vực bị ảnh hưởng.

Về lý thuyết, chúng ta vẫn kỳ vọng vào sức chống chịu của doanh nghiệp, dù rất khó khăn. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu tiềm lực của họ đã bị tiêu hao rất nhiều trong giai đoạn đầu năm. Ba tháng vừa qua, một số doanh nghiệp phục hồi nhưng không nhiều. Do đó, nếu dịch kéo dài và xã hội phong toả thì rất khó nói trước được sức chịu đựng này như thế nào.

- Còn với người lao động thì sao?

- Khả năng chống chịu của đối tượng này mới là điều đáng lo ngại lúc này. Doanh nghiệp và người lao động có góc độ song hành nhưng cũng có những điểm độc lập. Chẳng hạn 6-7 tháng sau dịch, chúng ta vẫn có thể thấy một doanh nghiệp tồn tại nhờ vào các biện pháp như giảm quy mô, giảm lương, sa thải lao động, ngủ đông...

Họ có thể sống sót được bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng với người lao động thì không thể. Khi mất việc, họ mất sinh kế, đặc biệt với những người không có khoản tiền dự trữ, ảnh hưởng dịch bệnh với họ là không nhỏ.

Doanh nghiệp có thể chịu đựng được trong vài tháng nhưng người lao động gần như không thể. Họ rất dễ bị tổn thương. Nhất là nhóm lao động tự do, nằm ngoài "ô an sinh". Như vậy, khi dịch mở rộng, họ sẽ mất đi thu nhập, không có việc làm hay nguồn thu thay thế, không có bảo hiểm hỗ trợ nên sẽ rất khó khăn.

Lúc Việt Nam chưa bùng dịch trở lại, Tổng cục Thống kê cho biết đã có 30,8 triệu người lao động ở cả hai nhóm (chính thức và tự do) bị tác động trực tiếp vì Covid-19 và tăng về cuối năm. Với diễn biến dịch như hiện nay, số lượng người bị tác động sẽ còn mở rộng hơn rất nhiều.

- Vậy cần có chính sách như thế nào với người lao động khi dịch kéo dài?

- Họ vẫn phải trông chờ vào các chính sách trợ cấp. Nhiều đối tượng sắp tới sẽ phải chuyển từ diện hưởng an sinh xã hội sang diện nhận bảo trợ xã hội. Tôi nghĩ Chính phủ rồi phải hỗ trợ những đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh kéo dài.

Chúng ta cũng cần cân nhắc đến việc mở rộng phạm vi những người được ngân sách trợ cấp. Như vậy, bài toán sẽ quay về việc ngân sách sẽ phải phân phát cho ai, như thế nào, cách thức và nguồn lực bao nhiêu. Nhưng tôi tin rằng, người lao động, dù ở nhóm chính thức hay không chính thức rất cần được bảo vệ lúc này.

Dòng người ùn ùn vào lấy phiếu làm trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm (Trung Kính, Cầu Giấy) ngày 11/6. Ảnh: Ngọc Thành.

Các gói chính sách hỗ trợ trong giai đoạn tới nếu Chính phủ đưa ra cần lưu ý gì?

- Dường như chúng ta chưa tổng kết một cách đầy đủ tính hiệu quả của các gói hỗ trợ. Những kết quả rất hỗn độn xen lẫn giữa điểm được và chưa được. Ví dụ hoạt động hỗ trợ cho người lao động ở một số khu vực đạt được kết quả tích cực, nhưng việc giúp doanh nghiệp vay để chi trả tiền lương thì chắc chắn phải xem lại vì dường như không hiệu quả. Do đó, cần có đánh giá, tổng kết để có những sự điều chỉnh phù hợp.

Mặt khác, tuỳ theo tình hình dịch bệnh, chúng ta mới nghĩ đến việc các gói hỗ trợ tiếp theo như thế nào về mức độ, quy mô.

Trong kịch bản mà Việt Nam kỳ vọng là dịch bệnh chỉ diễn ra ở một vài địa phương, được khống chế sớm, việc hỗ trợ sẽ tập trung vào một số khu vực, ngành bị ảnh hưởng như du lịch, dịch vụ tại Đà Nẵng và các tỉnh xung quanh. Còn các nơi khác sẽ có những biện pháp khác để doanh nghiệp gượng dậy. Vì nếu không bị phong toả toàn bộ và với nhịp sống như hiện nay, nhiều doanh nghiệp có thể duy trì được. Chính phủ cần giúp họ ở những góc độ khác chứ không phải sử dụng những gói hỗ trợ trên diện rộng như đã làm trước đây.

Các chính sách hỗ trợ cũng cần được thiết kế hiệu quả hơn, chuyển sang những gói kích thích sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới, thích ứng với thị trường mới ở những doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng hơn vì dịch.

Hình thức hỗ trợ sẽ không được tràn lan mà phụ thuộc nhiều vào kịch bản diễn biến dịch. Việt Nam đang xử lý dịch bệnh với tâm thế bình tĩnh hơn trong điều kiện nguồn lực hạn chế hơn rất nhiều, nên phải tính toán cẩn thận về hiệu quả.

- Hiện nhiều địa phương phát hiện ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng và đã có người tử vong, song khác với cách xử lý đầu năm, Chính phủ vẫn chưa đặt vấn đề cách ly toàn xã hội. Ông đánh giá việc này thế nào?

- Về vấn đề cách ly toàn xã hội hay không, các chuyên gia dịch tễ sẽ đánh giá chuẩn xác hơn. Tuy nhiên, nếu xét về mặt phối hợp chính sách, tôi nghĩ cách làm hiện nay là linh hoạt hơn khi giãn cách theo từng địa phương.

Việt Nam vẫn ưu tiên số 1 là theo sát tình hình dịch bệnh, khống chế, nhưng bằng cách dịch đến đâu cách ly đến đấy. Cách làm này sẽ duy trì được sản xuất kinh doanh, các hoạt động xã hội một cách bình thường cho người dân, doanh nghiệp, không gây quá nhiều ảnh hưởng cuộc sống. Hiện nay, trong điều kiện chúng ta còn khống chế được Covid-19, cần để nền kinh tế vận hành, tránh những biện pháp quá mạnh, không cần thiết. Điều này xuất phát từ những bài học kinh nghiệm đợt một. Hiện nhiều nước, đặc biệt ở châu Âu cũng sử dụng biện pháp cách ly theo vùng và đạt được hiệu quả nhất định.

Mọi nguồn lực giờ nên dồn vào công tác khống chế dịch bệnh. Đấy là cách giúp ích tốt nhất cho nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay. 3 tháng vừa qua chính là câu trả lời hiển nhiên nhất với cách sử dụng nguồn lực của Việt Nam.

Khi tình hình diễn biến xấu đi, sự hy sinh những lợi ích kinh tế, tăng trưởng trong ngắn hạn là điều cần thiết, như chấp nhận giãn cách toàn xã hội để đảm bảo mục tiêu khoanh vùng, dập dịch.

Phương Ánh

 


Chúng ta lại phải bước vào “cuộc chiến” mới!


Một tin rất đáng lo ngại, đó là “con quái vật Covid 19” đã quay trở lại Việt Nam. Nguy hiểm hơn, đây là loại virus chủng mới, mức lây nhiễm rất nhanh, ca bệnh thường rất nặng…





Thật ra, việc tái phát dịch không phải là điều ngạc nhiên và khó tránh khỏi nên hoàn toàn có thể lường trước sự việc.

Lý do, dịch Covid 19 đang hoành hành khắp thế giới và chúng ta đang sống trong một nền kinh tế mở với hàng loạt các mối quan hệ, giao thương.

Việt Nam lại sát Trung Quốc, nơi được cho là khởi phát Covid 19 và cũng là quốc gia có đường biên giới hàng ngàn km cùng với rất nhiều mối quan hệ ở mọi phương diện.

Nhìn lại, để có 99 ngày liên tiếp không xuất hiện bệnh nhân là một cố gắng rất lớn. Điều này mang lại cho chúng ta sự tin cậy của bạn bè quốc tế không chỉ đối với ngành y tế mà còn nhiều lĩnh vực khác.

Song, giờ đây, dịch Covid 19 bùng phát trở lại, đặt đất nước ta vào một cuộc chiến mới với một quyết tâm không thể không chiến thắng.

Những ngày qua, Chính phủ đã đề ra những biện pháp rất quyết liệt và hoàn toàn có thể trong thời gian tới, cả nước lại một lần nữa áp dụng giãn cách và cao hơn, là sống lại thời điểm cách ly toàn xã hội.

Quyết liệt, kiên trì, bình tĩnh, tuân thủ nghiêm ngặt mọi qui định của Chính phủ và ngành y tế. Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh trái phép. Đó là những gì chính quyền và mỗi người dân cần làm lúc này.

Với chính quyền, cần khởi tố ngay lập tức những kẻ vượt biên, tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép và hối lộ (nếu có) như Quảng Nam vừa thực hiện mới đây.

Đối với những đối tượng không chấp hành qui định như không thực hiện giãn cách hay bỏ trốn khỏi nơi cách ly… cần phải xử lý nghiêm khắc.

Xin nêu một con số rất đáng suy nghĩ, tại buổi họp báo vào chiều 26/7, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, chỉ tính từ ngày 1/6 tới nay (26.7), có 4.360 trường hợp vượt biên trái phép qua đường mòn, lối mở, nhiều nhất ở địa bàn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh...

Một con số vô cùng lo ngại!

Trở lại với dịch Covid 19, thế giới chỉ có thể khải hoàn cho đến khi các nhà khoa học tìm ra vắc xin đặc trị.

Từ nay đến ngày đó, toàn thể nhân loại không có cách nào khác ngoài việc đối đầu chống chọi với nó một cách quyết liệt nhất.

Với Việt Nam, như vậy là một lần nữa đất nước ta lại “bước vào cuộc chiến mới” với một kẻ thù không mới nhưng đã được “nâng cấp” lên rất nhiều.

Song, với sự quyết liệt của Chính phủ, sự ủng hộ của nhân dân cộng với kinh nghiệm và tài năng của các nhà y khoa Việt Nam, hi vọng rằng chúng ta lại thêm một lần chiến thắng.

Muốn vậy, xin một lần nữa nhắc lại, cần xử lý nghiêm khắc nhất những kẻ vượt biên, tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép bởi đây có thể chính là nguồn gây tái phát dịch lần này, phải không các bạn?

Thủ tướng: Covid-19 đã lây nhiễm ở 7 tỉnh thành, Hà Nội báo cáo ca bệnh


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, dịch Covid-19 lần này khác trước đây, chỉ trong thời gian ngắn 7 địa phương có 27 ca lây nhiễm, kể cả các thành phố lớn. Hà Nội đã báo cáo ca nhiễm.

Dịch Covid-19 tái bùng phát, vẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2020 - 1

Sáng nay, 29/7, Thường trực Chính phủ họp trực tuyến với một số địa phương có nhiều khách du lịch về phòng chống Covid-19.

Hà Nội báo cáo ca nhiễm

Báo cáo tại cuộc họp, đại diện TP Hải Phòng cho biết, qua rà soát thành phố này có khoảng 5.000 người từ Đà Nẵng trở về và đã tổ chức xét nghiệm. Trong đó có 16 người có biểu hiện họ, sốt, nhưng qua xét nghiệm đã âm tính với SARS-CoV-2. Đến nay, thành phố này đã cắt đường bay với Đà Nẵng.

Tại cuộc họp, Thượng tướng Trần Đơn - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, đơn vị này đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm soát các đường mòn trên các tuyến biên giới để ngăn chặn các đối tượng nhập cảnh trái phép.

“Công an đã triệt phá các đường dây móc nối đưa người nước ngoài vượt biên. Đề nghị Chính phủ, Bộ Công an chỉ đạo quyết liệt vấn đề này, phải truy tố, kể cả người nước ngoài, vì lợi nhuận đã bất chấp dịch bệnh”, Thượng tướng Trần Đơn.

Ban Chỉ đạo nhận định, tình hình dịch tễ của Đà Nẵng cho thấy sẽ còn tiếp tục ghi nhận các ca nhiễm mới nhưng về cơ bản đã khoanh vùng được ổ dịch thực sự. Tuy nhiên, vấn đề là thời gian qua, nhiều địa phương có người giao lưu đi lại, du lịch tại thành phố Đà Nẵng (trong đó có thành phố Hà Nội và TPHCM), do vậy những địa phương này hoàn toàn có khả năng cao là sẽ xuất hiện ca bệnh mới.

Đánh giá tình hình thực tế dịch bệnh như vậy, liên quan đến công tác tổ chức thi tốt nghiệp, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2020 vẫn sẽ diễn ra trong hai ngày 9-10/8.

Hiện nay, Bộ Giáo dục đã xây dựng phương án tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020 trước diễn biến của tình hình dịch Covid-19. Đối với những địa phương có dịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Y tế để thống nhất ban hành văn bản hướng dẫn rất cụ thể để các địa phương áp dụng phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại cơ sở.

Dự kiến, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phân các đối tượng thí sinh theo 4 nhóm: F0; F1; F2 và các thí sinh khác. Việc phân nhóm đối tượng dự thi nhằm bảo đảm quyền lợi của học sinh cũng như công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay.

Thí sinh mắc Covid-19 được đặc cách tốt nghiệp

Theo đó, với nhóm đối tượng thí sinh F0 (phải điều trị trong bệnh viện và không có điều kiện dự thi), các em sẽ được xét đặc cách tốt nghiệp theo quy định. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các trường đại học có phương thức xét tuyển phù hợp, đảm bảo tối đa quyền lợi cho các học sinh, đồng thời bảo đảm quyền chủ động tuyển sinh của các trường.

Đối với nhóm đối tượng thí sinh F1 (phải cách ly tại các khu cách ly tập trung), Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương theo hướng tổ chức thi tại các điểm thi đặt ở trong khu cách ly hoặc khu vực phù hợp, lân cận khu cách ly tùy theo số lượng đối tượng thí sinh; bảo đảm quyền lợi cho các thí sinh F1 có điều kiện dự thi.

Đối với nhóm đối tượng thí sinh F2 (tiếp xúc gần với F1), tuỳ theo số lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương tổ chức thi tại phòng thi dự phòng của điểm thi. Nếu số lượng các học sinh đông thì tổ chức một điểm thi riêng và có phương án đưa đón các học sinh phù hợp.

Trường hợp còn lại, các em thi tại các điểm thi bình thường, tùy theo nguy cơ mức độ lây nhiễm của địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương đưa ra hướng dẫn giãn cách bảo đảm yêu cầu như: Khử khuẩn, đeo khẩu trang, vệ sinh trường lớp.

BĐS nửa cuối 2020: Có thể giảm giá, "đất vàng" mặt phố thấm đòn nặng nhất


Dự báo về thị trường bất động sản nửa cuối năm 2020, chuyên gia đã đưa ra hai kịch bản. Trong đó, ở cả hai kịch bản, loại hình bị ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là nhà mặt phố có giá trị cao, đất nền dự án.


Các chuyên gia nhận định, Covid-19 đã khiến nền kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Trong đó, lĩnh vực bất động sản đang phát triển bất ổn do tác động của dịch bệnh. Thực trạng này được phản ánh qua sự sụt giảm mạnh của vốn đầu tư FDI vào bất động sản, tồn kho bất động sản tăng.

Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 5 tháng đầu năm 2020, có tới 15/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2019, trong đó ngành kinh doanh bất động sản trong top đầu (giảm 29,7%).

Kinh doanh bất động sản cũng là một trong số lĩnh vực mà các doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2019 là. Cụ thể có tới 717 doanh nghiệp "ngủ đông", tăng 88,7% so với cùng kỳ.

Dự báo về thị trường bất động sản nửa cuối năm 2020, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn mới đây đã đưa ra hai kịch bản.

Trong đó, với kịch bản 1, tốc độ tăng GDP ở mức khả quan với 4,4% trở lên thì giá bất động sản không giảm.

Tại kịch bản này, loại hình bị ảnh hưởng nhiều nhất là bất động sản đầu tư như nhà mặt phố có giá trị cao, đất nền dự án. Loại hình bị ảnh hưởng ít nhất là bất động sản để ở như chung cư, nhà riêng; các loại bất động sản để đầu tư như đất nền giá rẻ (dưới 1 tỷ đồng).

Ở kịch bản thứ 2, tốc độ GDP tăng thấp hơn, ở mức khoảng 3,6% thì giá bất động sản quay đầu giảm nhẹ (dưới 5%).

Ở kịch bản này thì bất động sản đầu tư như nhà mặt phố giá trị cao, đất nền dự án hay các loại đất nền khác vẫn bị ảnh hưởng nhiều nhất. Còn lại các loại hình ít bị ảnh hưởng là bất động sản để ở như chung cư bình dân và trung cấp, nhà riêng vừa túi tiền.

Trước đó, báo cáo về thị trường bất động sản nửa đầu năm 2020, ông Nguyễn Quốc Anh cho biết, giá cho thuê nhà riêng, nhà mặt phố tiếp tục giảm. Ngoài ra giá bán nhà riêng, nhà mặt phố cũng có xu hướng giảm tại một số quận nhưng với biên độ giảm nhỏ hơn.

"Thị trường 6 tháng cuối năm 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và nền kinh tế tăng trưởng chậm lại", ông Nguyễn Quốc Anh nhận định.

Trong khi đó, theo bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội cho rằng, số căn chung cư bán được trong năm nay dự kiến đạt khoảng 15.000 – 17.000 căn do lượng tiêu thụ khiêm tốn trong nửa đầu năm 2020.

“Giá bán sơ cấp dự kiến sẽ không thay đổi nhiều trong nửa cuối năm 2020 do nguồn cung mới vẫn tập trung ở phân khúc trung cấp và mức độ cạnh tranh cao ở phân khúc này sẽ khiến giá bán khó tăng cao”, bà An nhận định.

Bà An cũng cho rằng, trong nửa cuối năm 2020, do ảnh hưởng của Covid-19 và nguồn cung mới lớn, tỷ lệ trống của văn phòng Hà Nội dự kiến sẽ tăng lên mức 15 - 20%. Sự thay đổi về giá thuê dự kiến sẽ khác nhau giữa các tòa văn phòng, do các chủ nhà cạnh tranh để thu hút khách thuê.

Trước những khó khăn và rủi ro của nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng, chuyên gia bất động sản cũng đã đưa ra kịch bản cho thị trường từ nay đến cuối năm 2020.

Trong đó, với kịch bản đến cuối năm thị trường quốc tế, các đối tác quốc tế mới phục hồi và quay trở lại bình thường, nền kinh tế suy giảm nhưng không lớn, thị trường bất động sản sẽ trầm lắng nhưng không đổ vỡ, đóng băng.

Rượu nếp - hương nồng, men say của Tết Đoan Ngọ

Cứ đầu tháng 5 âm lịch, khắp các chợ dân sinh, các gánh hàng rong, các quầy thực phẩm lại rực rỡ những sắc màu hoa trái, nào vải, nào mận, nào bánh gio… Mận cuối mùa đỏ ối, chỉ còn vương chút vị chua. Vải chính vụ tròn ủm, trái nào trái nấy căng mọng, bóc lớp vỏ rám, vỏ lụa mỏng tang ra là thịt quả nõn nà như bột lọc chờ đợi. Lại còn cả bánh gio màu hổ phách, chấm với mật mía sóng sánh ngọt dính môi…
Tất thảy những thứ ấy gom lại là thành một mâm cúng tổ tiên gần-như-đầy-đủ trong ngày Tết đặc biệt của mùa hè: Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ ngày 5/5 vốn có nguồn gốc sâu xa từ phương Bắc, nhưng hàng ngàn năm nay đã được Việt hóa, trở thành Tết “giết sâu bọ” và thờ cúng tổ tiên.
Mùa hè, mùa sinh nôi nảy nở của sâu bọ, phá hại mùa vụ, nên theo nếp xưa, vào ngày này mọi người phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng. Sau dần, tục “giết sâu bọ” được cải biên theo một cách khác, đó là người ta sẽ sắm sửa  hoa quả, bánh trái có nguồn gốc tự nhiên (những loại có vị chung là chua, cay, nóng...), trước cúng sau ăn, để sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Mỗi nhà bày biện một kiểu hoa trái, nhưng duy có rượu nếp là thứ không thể thiếu cho một Tết mùa hè tròn trịa. Các cụ vẫn bảo, miếng ăn đầu tiên trong ngày 5/5, nhất định phải là rượu nếp rồi mới đến các thức khác, thế mới “giết sâu bọ” hiệu quả.
Rượu nếp - hương nồng, men say của Tết Đoan Ngọ - Ảnh 3.
Rượu nếp, kể ra làm cũng chẳng lấy gì là khó, mấy thức nguyên liệu gạo nếp, nếp cẩm hay tí men đều dễ tìm dễ mua. Thế nên ngày xưa, khi mỗi dịp lễ lạt đều là một ngày hội, nhiều nhà hay tự làm để nhân đấy truyền dạy cho con cháu lễ nghi, sự khéo léo vun vắn và cả nếp nhà.
Về sau đời sống phát triển, ngày càng ít nhà bỏ công tỉ mẩn tự làm rượu nếp nên việc mua sẵn phổ biến hơn. Nông thôn thì ra chợ, còn ở thành thị, những ngày sắp đến Đoan ngọ thế nào phố xá cũng rộn ràng hơn với những tiếng rao: “Ai rượu nếp ơ, rượu nếp trắng, nếp cẩm ơ…” nghe rõ vui tai. Không nữa thì các chợ dân sinh, chợ cóc, chợ nổi tiếng trên phố, kể cả chợ online cũng có nốt. 
Giá rượu nếp cũng mềm, chừng 50 - 70 nghìn là mua được cả cân, nên rượu nếp chẳng phải thứ mỹ vị cao sang gì. Thế nhưng Tết Đoan Ngọ, dù ăn Đông, ăn Tây mà không được nếm một miếng thì vẫn cứ thấy chơi vơi.
Cùng là rượu nếp nhưng mỗi vùng lại có chút khác biệt trong nguyên liệu và tên gọi. Ở miền Bắc, người ta dùng gạo nếp xay (còn nguyên lớp cám) hoặc nếp cẩm, miền Trung và miền Nam lại chuộng nếp trắng. Ở miền Bắc Tết Đoan Ngọ sẽ mua rượu nếp, còn ở miền Trung, miền Nam người ta mua cơm rượu.
Thật lạ khi rượu nếp là thức có tính nóng, nhưng lại không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ - Tết của mùa hè. Lạ hơn nữa, gọi là rượu nhưng thứ rượu này chẳng uống mà lại ăn. Và nếu không tham ăn cả bát thì không thể say mà chỉ thấy thơm, ngọt, sần sật vui miệng. Hơn nữa, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều ăn được và đều mê.
Những người lớn tuổi bảo, sở dĩ thế là vì rượu nếp giống với một món ăn bài thuốc hơn là ăn chơi. Lớp vỏ lụa và lớp cám trong gạo xay rất giàu chất dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể, cân bằng âm dương. Nhưng đa phần người ta chẳng quan tâm sâu xa đến thế. Chỉ biết rằng cứ 5/5, cứ Tết Đoan Ngọ là phải ăn miếng rượu nếp cho đủ lệ bộ, như thể Tết đến phải có bánh chưng, bánh tét, thế mới trọn vẹn, mới đúng, mới vui.
Rượu nếp - hương nồng, men say của Tết Đoan Ngọ - Ảnh 7.
Để làm rượu nếp, cơm rượu thì kể ra cũng nhiều công đoạn. Gạo sau khi được ngâm vài giờ cho mềm thì đem nấu thành xôi. Thường thì, xôi dùng làm cơm rượu theo kiểu miền Trung, miền Nam sẽ được nấu mềm, hơi nhão một chút để sau khi trộn men sẽ vo tròn lại thành nắm nhỏ. Còn miền Bắc thường sẽ đồ lên, để hạt xôi săn, dẻo mà không quá mềm, thành phẩm ra các hạt tơi, rời nhau.
Sau khi xôi đã chín, người ta trải ra khay lót lá chuối, lá sen rồi trộn đều với men làm từ bột gạo với khoảng 10 đến 32 vị thảo dược đã nghiền nhuyễn. Đem phần xôi trộn men đó để trong hũ, lọ, đậy một mảnh vải hoặc lá chuối, lá sen lên trên cùng rồi ủ trong 2 - 3 ngày, đến khi dậy mùi thơm của rượu là thành công.
Có một điều rất thú vị của rượu nếp là trừ những nhà, những làng quanh năm nấu rượu, hiếm có người nào coi việc làm rượu nếp như một cái nghề để kiếm sống. Đến vụ, nhiều người đang bán buôn ở chợ cũng nghỉ vài hôm, làm ít tạ, hoặc người bán gạo, bán hàng khô khéo tay, làm chừng dăm cân cho khách quen đặt trước cũng có.
Một người kinh doanh rượu nếp nhiều năm vào dịp Tết Đoan Ngọ bảo, nghe có vẻ dễ, nhưng chế biến được rượu nếp ngon thì cũng cần có sự công phu, trau chuốt riêng. Người làm rượu nếp phải rất nhạy cảm với thời tiết, nhiệt độ mới mong thành phẩm ưng ý.
Ví dụ như năm nay, thời tiết nắng gắt liên tục, nếu làm rượu nếp sớm từ mùng 1, mùng 2 như những năm trước đây thì đến mùng 5 sẽ cay ngay. Vì thế, năm nay phải đợi đến tối mùng 3 mới ngâm gạo, sáng sớm mùng 4 mới đồ xôi, trộn men. Còn mọi năm nắng vừa, cứ mùng 1, mùng 2 là có thể sửa soạn nấu, hôm nào cũng đem cả hũ ra phơi nắng sáng một lúc rồi cất vào. Đến sớm mùng 5, rượu nếp sẽ vừa ngấu, hạt nào hạt nấy căng mẩy, giòn mà vẫn dẻo, thơm dịu và cay rất nhẹ.
Công đoạn nấu xôi, ủ men cũng thế. Nếu tham ngâm gạo quá lâu, xôi nấu lên bị nát, hơi chua, làm rượu nếp sẽ dễ bị cay hoặc vỡ hạt. Lắm nhà chỉ hấp 1 lần là trộn men ngay, nhưng riêng cô thì theo lời các cụ dạy, cứ cho ra sàng, để nguội hẳn rồi vo sạch, đồ thêm lần nữa, đến khi hạt xôi căng bóng không nát và bên trong mềm nhừ thì bắc xuống.
Lúc trộn men, người nấu có kinh nghiệm không đợi xôi nguội tanh, mà đến khi xôi còn ấm tay là trộn, vì men vẫn cần chút nhiệt độ để kích hoạt tốt. Còn mùa đông, để rượu nhanh ngấu có thể trộn thêm ít đường để thúc đẩy quá trình lên men.
Vậy đó, trong một món ăn ngỡ như rất giản dị của người Việt, hóa ra cũng ẩn tàng những cầu kỳ riêng. Dù tên khác nhau, nhưng Tết Đoan Ngọ, dù ở miền nào nếu thiếu đi rượu nếp, cơm rượu thì coi như thiếu đi linh hồn của mùa hè.

Mối quan hệ công sở: Là anh em cùng tiến hay chỉ là “cái bè” tạm thời

Có một khái niệm vui hay được gọi là "hậu cung công sở". Đó là những câu chuyện đằng sau công việc thường được để ý, bàn tán. Đó cũng có thể là những hội, nhóm cùng hội cùng thuyền. Và đó cũng có thể là câu chuyện về những mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau. Vậy ở chốn công sở đầy thị phi kia thì đồng nghiệp được xem là anh em cùng tiến hay chỉ là "cái bè" của nhau.


Công ty là nơi đi làm, không phải để kết thân?
Suốt vài năm đi làm, tôi đã từng chứng kiến không ít người xem công ty thực sự chỉ là nơi đi làm không hơn không kém. Họ chăm chú vào công việc, họ ít khi tham gia vào những cuộc vui hay những buổi trà dư tửu hậu giờ tan sở. Mối quan hệ với những đồng nghiệp xung quanh dừng lại ở mức độ giao lưu, chào hỏi, trao đổi công việc, không hề có khái niệm kết thân.
Thực ra quan niệm đồng nghiệp chỉ nên là đồng nghiệp không hề sai. Thử nghĩ xem chúng ta sẽ trải qua bao nhiêu môi trường làm việc khác nhau? Chúng ta rồi sẽ tiếp xúc với hàng chục, hàng trăm người được gọi là đồng nghiệp – những người anh em cùng tiếng. Mỗi người một tính cách, thậm chí mỗi người một toan tính. Trong môi trường công sở nhiều cạnh tranh, nếu quá thân thiện và niềm nở sẽ dễ trở thành người bị đánh giá là bao đồng, nịnh hót. Tệ hơn, nếu quá hòa đồng còn có thể dẫn đến khả năng bị "chơi xấu". Trong tâm thế đề phòng, việc duy trì mối quan hệ đồng nghiệp chỉ dựa trên công việc thực sự không phải là chuyện lạ và cũng không hề là chuyện xấu.
Việc không quá sa đà vào những mối quan hệ vượt mức đồng nghiệp sẽ khiến chúng ta dễ dàng tập trung cho công việc, tận dụng được tối đa thời gian làm việc tại công ty, không bị cuốn vào những câu chuyện riêng tư không đáng có. Đối với những người đã ở vị trí quản lý, điều này còn khiến bạn giữ được tính chủ quan, không mang tình cảm hay quan hệ yêu – ghét cá nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Công việc nếu áp lực, có nên xem đồng nghiệp là anh em cùng tiến để cùng sẻ chia?
Công việc gặp khó khăn, đồng nghiệp chính là người thấu hiểu rõ nhất. Những vướng mắc tại nơi công sở, cũng chính đồng nghiệp là người có thể nhìn ra vấn đề một cách trực quan và cùng chúng ta tháo gỡ. Quan trọng hơn hết, gặp gỡ nhiều, tiếp xúc nhiều, làm việc cùng nhau nhiều, việc chúng ta trân quý ai hay muốn kết thân cùng ai để chia sẻ nhiều hơn là điều rất dễ hiểu.
Có một người "anh em" là đồng nghiệp, bạn có thêm một người hiểu mình không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn là trong công việc. Khi môi trường công sở đang tạo ra áp lực mỗi ngày thì bỏ qua những thiệt hơn, bỏ qua những toan tính đề phòng, thêm một người bạn là thêm một niềm vui, thêm một nguồn cảm hứng để đi làm mỗi ngày.
Không cần áp đặt – Cứ để mọi việc tự nhiên
Trung bình mỗi ngày chúng ta dành 8-10 tiếng tại công ty. Cũng rất ít ai chỉ làm duy nhất 1 nơi trong suốt thời gian lao động. Vì thế, ở mỗi nơi chúng ta sẽ lại gặp gỡ với những người khác nhau. Có những đồng nghiệp thực sự chỉ dừng lại ở mức độ công việc. Lại có những người mà ngoài công việc, bạn thật lòng muốn chia sẻ và gắn bó cùng họ như những người bạn. Điều quan trọng nhất chính là đừng gượng ép. Khi mình thật lòng, sẽ lại có người thật lòng.
Tuy nhiên, cũng nên có sự phân biệt rõ ràng đâu là nơi làm việc, đâu là không gian riêng tư. Không nên để mối quan hệ thân thiết làm ảnh hưởng đến công việc. Không nên lạm dụng sự thân thiết để tạo bè kết phái, tác động lên nhau những suy nghĩ tiêu cực. Bạn nơi công sở ngoài việc sẻ chia còn là động lực, là cảm hứng tích cực giúp nhau vượt qua những trở ngại trong công việc, đúng không nào?

Giảm 50% phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước

Ngày 17/5, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Dự thảo Nghị Quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trận tự an toàn xã hội, trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Nhu cầu ô tô ở Việt Nam khoảng 1,5-1,8 triệu xe vào năm 2030
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận, giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, đến hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước.Giảm 50% lệ phí trước bạ không ảnh hưởng đến giá bán xe của các DN ô tô trong nước do đây là khoản thu sau khi khách hàng đã mua xe. Hiện ô tô con từ 9 chỗ ngồi trở xuống chịu hai mức thu lệ phí trước bạ (tùy từng địa phương) là 10% và 12% trên giá bán xe. Nếu được giảm 50% thì số tiền khách hàng nộp lệ phí trước bạ sẽ được giảm một khoản lớn.
Tuy nhiên, ưu đãi này chỉ dành cho xe sản xuất lắp ráp trong nước, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc không được hưởng. Việc giảm lệ phí trước bạ 50% với xe sản xuất lắp ráp trong nước phần nào sẽ tạo ra lợi thế trước xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo tính toán, khi mua những mẫu xe bình dân sản xuất lắp ráp trong nước, khách hàng sẽ tiết kiệm được từ 15-80 triệu đồng. Cùng với việc giá xe ô tô trong nước đang giảm sâu, việc giảm thêm 50% lệ phí trước bạ như trên sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với những mẫu xe hơi đang có nhu cầu sở hữu.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2020 cả nước đã nhập khẩu 4.918 xe ô tô nguyên chiếc các loại. Trị giá kim nghạch nhập khẩu xe hơi trong tháng 4 ước đạt hơn 131 triệu USD.
Cũng theo báo cáo này, lượng ô tô nguyên chiếc nhập về trong tháng 4 giảm mạnh tới gần 60% về số lượng và hơn 40% về trị giá.
Cộng dồn từ đầu năm 2020, cả nước đã nhập khẩu 31.586 xe ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt gần 700 triệu USD. Số lượng xe nhập khẩu tiếp tục sụt giảm hơn 36% so với cùng kỳ năm 2019.


Cơn "sốt" đất tại 5 huyện ngoại thành sắp lên quận ở Hà Nội vẫn chưa dịu bớt

Trong 10 năm gần đây, xu hướng sống theo phong cách Mỹ: ở ven đô, làm việc tại nội đô đang phát triển rất mạnh mẽ tại Hà Nội.
Trong đó, các khu vực ven đô được nhiều người dân lựa chọn nhiều nhất là: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng (Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên).

Đặc biệt, với 5 huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh và Thanh Trì đang trùng với thời điểm chuẩn bị được “nâng cấp” lên quận vào năm 2020 và năm 2025. Kết hợp 2 yếu tố trên đã khiến giá đất ở đây tăng lên "chóng mặt".
Cụ thể, đối với huyện Đông Anh, giá đất trong giai đoạn từ năm 2015 tới đầu năm 2020 đã tăng thêm 40%, một số khu vực gần các dự án bất động sản lớn tăng từ 50 - 60%. Hiện nay, mức giá đất ở đây dao động từ 20 - 170 triệu đồng/ m2, tùy thuộc vào vị trí.
Khu vực “hot” nhất nằm ở các trục đường chính như: mặt đường Võ Nguyên Giáp, khoảng 150 - 170 triệu đồng/ m2, càng gần cầu Nhật Tân, mức giá càng cao.
Đối với các mảnh đất mặt ngõ, ô tô đi vào được dao động 50 - 80 triệu đồng/ m2, các khu đất ở mặt ngõ nhỏ rẻ hơn khá nhiều từ 20 - 25 triệu đồng/ m2.
Một số khu vực khác trong huyện như Hải Bối, Nam Hồng, Võng La, Vĩnh Ngọc,... dao động trong khoảng 20 triệu - 80 triệu đồng, phụ thuộc vào mặt đường hay mặt ngõ.
Đối với khu vực huyện Gia Lâm, giá nhà đất tại khu vực huyện Gia Lâm đã tăng bình quân từ 10 - 15%. Đặc biệt, ở những khu vực có các dự án lớn, giá nhà đất còn tăng khoảng 30% so với thời điểm cuối năm ngoái.
Cụ thể, giá nhà đất bình quân của Gia Lâm dao động từ 15 - 60 triệu đồng, tùy từng khu vực và vị trí. Trong khi đó, vào năm 2015, giá đất bình quân của Gia Lâm chỉ từ 10 - 30 triệu đồng/ m2.
Khu vực “hot” nhất huyện Gia Lâm thuộc về một số trục đường chính, gần với một số dự án "siêu" đô thị cao cấp như: Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Dương Xá, Đặng Xá hay Trâu Quỳ, giá đất nền đã lên mức 50 - 60 triệu đồng/ m2. Thậm chí, một số dự án bất động sản cao cấp còn rao bán tới 100 - 150 triệu đồng/ m2.
Đối với khu vực Đan Phượng, giá đất bình quân dao động từ 20 - 50 triệu đồng. Đối với các trục đường chính dọc theo Quốc lộ 32 có mức giá từ 40 - 70 triệu đồng/ m2. Đây cũng là khu vực có mức giá cao nhất trong huyện Đan Phượng.

Trong khi đó, giá đất ở tại 2 huyện Hoài Đức và Thanh Trì không có nhiều biến động trong năm 2019. Ngay cả khi Hà Nội có quyết định đưa Hoài Đức lên quận vào năm 2020 và Thanh Trì lên quận vào năm 2025, giá đất ở tương đối ổn định, tăng bình quân dưới 3 - 10% ở các trục đường lớn.
Cụ thể, giá đất ở bình quân tại khu vực Thanh Trì dao động từ 15 - 70 triệu đồng/ m2, tùy từng vị trí. Trong đó, khu vực “hot” nhất Thanh Trì là mặt đường khu vực Ngọc Hồi - Văn Điển, mức giá dao động từ 50 - 80,5 triệu đồng/ m2.
Một số khu vực khác như Tả Thanh Oai từ 15 - 45 triệu đồng/ m2; Cầu Bươu từ 20 - 50 triệu đồng/ m2; Cổ Điển A dao động từ 45 - 60 triệu đồng/ m2;...
Cuối cùng là Hoài Đức. So với 3 huyện còn lại, Hoài Đức là huyện đầu tiên đủ tiêu chuẩn để lên quận vào năm 2020. Chính vì lý do đó, giá đất ở tại Hoài Đức đã ổn định hơn, mức tăng ở Hoài Đức trong năm 2019 khoảng 3 - 5% so với năm 2018.
Cụ thể, giá đất ở bình quân tại Hoài Đức dao động 20 - 100 triệu đồng. Khu vực được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nằm là ven Quốc lộ 32 hoặc khu vực trung tâm thị trấn Trôi, mức giá dao động từ 40 - 100 triệu đồng/m2 đối với mặt đường, 20 - 50 triệu đồng đối với mặt ngõ.
Ví dụ, huyện Đông Anh, Đan Phượng được định hướng trở thành quận với điểm nhấn là các đô thị thông minh, khu công viên phần mềm, trung tâm mua sắm cao cấp, các khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ cao cấp về chăm sóc sức khỏe, trung tâm sáng tạo phục vụ cho nghiên cứu và phát triển.
Đối với các huyện Thanh Trì, Gia Lâm được định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng mạnh thương mại dịch vụ.
Tuy nhiên, trong quá trình lên quận, giá đất tại các huyện này sẽ có biến động rất lớn, nhiều khả năng chỉ mang tính nhất thời. Nếu người dân mua đất để ở thì không có nhiều rủi ro, tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường, nếu muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư ngắn hạn cần hết sức cẩn trọng với các cơn sốt đất và rủi ro thanh khoản của khoản đầu tư của mình.



KẾ HOẠCH RA MẮT SẢN PHẨM MỚI CHI TIẾT CHO DOANH NGHIỆP


Các tiêu chí khi lên bản kế hoạch ra mắt sản phẩm mới
Ý tưởng cho buổi lễ ra mắt sản phẩm mới
Sản phẩm chính là trung tâm của toàn bộ chương trình. Hiểu rõ được tính năng, công dụng và mẫu mã của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp lên được kế hoạch tốt. Các khâu lựa chọn địa điểm tổ chức, ý tưởng ra mắt, kịch bản cho sản phẩm mới sẽ dễ dàng hơn.
Ví dụ như hiện nay, có rất nhiều đồ công nghệ ra đời, thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Lập bản kế hoạch ra mắt những sản phẩm mới này, nên lựa chọn một không gian lớn. Đặc biệt phải trang bị màn chiếu như rạp phim và có dựng các kệ gỗ đã trưng bày sản phẩm dọc 2 bên. Vì là đồ công nghệ nên không gian chỉ cần trang trí tối giản. Việc này sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tập trung sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm.
KẾ HOẠCH RA MẮT SẢN PHẨM MỚI CHI TIẾT CHO DOANH NGHIỆP

Hiểu được tính năng của sản phẩm để đưa ra nội dung phù hợp

Kịch bản cũng sẽ có các hoạt động xoay quanh các tính năng của sản phẩm. Yếu tố tương tác với khách mời là cực kỳ quan trọng. Không những giúp khách hàng hiểu rõ sản phẩm mà còn tạo được thiện cảm về sản phẩm. Đây là yếu tố quyết định đến doanh thu khi sản phẩm ra mắt.
  • Quý khách muốn sản phẩm của mình thu hút được cao nhiêu khách hàng tại sự kiện?
  • Muốn thu thập được bao nhiêu thông tin khách hàng thông qua buổi lễ?
  • Và muốn ảnh hưởng của sự kiện kéo dài trong bao lâu?…
Đó là những câu hỏi cần trả lời khi lên kế hoạch ra mắt. Nếu là mục đích chính là khảo sát ý kiến người dùng thì công tác thu thập ý kiến là quan trọng nhất. Còn nếu mục đích tăng doanh thu thì yếu tố truyền thông không thể bỏ qua khi lên kế hoạch
Điều này còn giúp cho việc chuẩn bị các hạng mục quan trọng như ghế ngồi, nước uống cho khách mời tham dự… tránh được sai sót. Cũng như quyết định chiến dịch truyền thông cho quý khách trong suốt sự kiện. Việc xác định mục tiêu ngay lúc đầu sẽ giúp cho quý khách nhận định được sự kiện đó có thành công như mong đợi hay không và kế hoạch marketing tiếp theo.
KẾ HOẠCH RA MẮT SẢN PHẨM MỚI CHI TIẾT CHO DOANH NGHIỆP
Sự phân chia công việc chi tiết
Sau khi lập được bản kế hoạch ra mắt sản phẩm mới. Người quản trị sự kiện cần lên danh sách công việc cần làm, thời gian hoàn thành và người phụ trách. Việc phân chia công việc sẽ giúp vai trò của những người tổ chức được rõ ràng hơn. Không có tình trạng “dẫm chân nhau” trong quá trình tổ chức. Đồng thời khi có vấn đề phát sinh, người quản lí dễ dàng tìm được vấn đề và khắc phục.
Thời gian chuẩn bị bản kế hoạch ra mắt sản phẩm mới
Một ưu điểm khác đó là kiểm soát được về thời gian và tiến độ chung của lễ ra mắt. Trong một chương trình sẽ luôn có những phần cần nhiều thời gian để chuẩn bị hơn. Và thời gian chuẩn bị lễ ra mắt sản phẩm mới cũng bị giới hạn, thông thường là 2 tuần trước khi sản phẩm được bán ra. Thật sự công việc này đòi hỏi người tổ chức phải có nhiều kinh nghiệm để tối ưu được nhân lực cho sự kiện.
 ST