Cho thuê hội trường, phòng họp, phòng hội thảo: CHO THUÊ HỘI TRƯỜNG
.

HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

PHÒNG HỌP CHUYÊN NGHIỆP

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG CHO THUÊ

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

Pages

Cho thuê phòng hội trường tại Thanh Xuân

  Bạn đang cần tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo tại Thanh Xuân? Bạn đang có nhiệm vụ tìm kiếm địa điểm cho thuê hội trường tại Thanh Xuân. Tất cả những gì bạn cần là liên hệ ngay tới Vplace để chúng tôi tư vấn cho bạn. Hãy để Vplace giới thiệu cho bạn về dịch vụ thuê phòng hội trường tại Thanh Xuân nhé!


Địa điểm cho thuê hội trường tại Thanh Xuân

Hội trường Vplace nằm trên trục được Nguyễn Trãi - một trong những con đường chính với lượng xe qua lại đông đúc. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy hội trường VPLACE 15 tại địa chỉ ngõ 235 Nguyễn Trãi. 

Hội trường VPLACE 15 với sức chứa lên tới 300 người, mặt sàn trải thảm và ghế có thể di chuyển linh hoạt để phù hợp với các mô hình setup khác nhau.

Phong hoi truong cho thue tai Thanh Xuân
Phòng hội trường VPLACE 15 tại Nguyễn Trãi - Thanh Xuân

Đặc biệt, với riêng hội trường VPLACE 15, bạn có thể lựa chọn thuê hội trường theo số lượng người tham dự sự kiện. Bởi vậy hội trường Vplace 300 chỗ tại Nguyễn Trãi luôn là sự lựa chọn của nhiều công ty, doanh nghiệp tại Hà Nội.


Thuê hội trường tại Thanh Xuân giá bao nhiêu?

Chi phí thuê hội trường luôn là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu. Mỗi sự kiện đều có mức chi phí dự kiến cho từ khi lên kế hoạch tổ chức chương trình. Vì thế bạn luôn mong muốn tìm kiếm đơn vị cho thuê phòng hội trường giá rẻ, uy tín chất lượng cho sự kiện của mình.

Khi bạn tìm kiếm “thuê hội trường tại Thanh Xuân” đa số kết quả hiển thị đều là hội trường VPLACE 15 của chúng tôi.

Phong hoi truong cho thue tai Thanh Xuân
Điện máy xanh - Thế giới di động tổ chức hội nghị tại hội trường Vplace

Với mức giá thuê hội trường VPLACE 15 chỉ từ 3.000.000 VND. Trong trường hợp sự kiện của bạn có tới 300 người tham dự giá thuê hội trường chỉ từ 5.000.000 - 6.500.000 VND. Đây là mức giá phù hợp bạn khó có thể tìm thấy ở bất kỳ đơn vị cho thuê hội trường nào khác đặc biệt là ở tại Thanh Xuân.


Tại sao bạn nên thuê hội trường Vplace tại Thanh Xuân

Hội trường Vplace 15 đã đi vào hoạt động trên 5 năm và trở thành địa điểm được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn bởi:


  • Vị trị đắc địa, giao thông thuận tiện: Hội trường Vplace 300 chỗ Nguyễn Trãi có vị trí ngay đối diện trường Đại học Xã hội và Nhân Văn. Chỉ với đặc điểm đó bạn có thể biết ngay bạn có thể tìm thấy đủ mọi dịch vụ tiện ích từ ăn uống tới mua sắm.
  • Chi phí thuê hội trường hợp lý: Mức giá tại Vplace hoàn toàn hợp lý rất nhiều sự kiện của sinh viên các trường đại học đều được tổ chức tại đây.
Sanh hoi truong cho thue tai Thanh Xuân
Không gian sảnh tại hội trường VPLACE 15 rộng rãi dùng làm sảnh check-in, dùng tiệc teabreak.


  • Không gian rộng sảnh check in lớn: Sảnh check-in tại VPLACE 15 có thể chứa tới 300 người dùng teabreak.
  • Cung cấp đầy đủ tiện ích đi kèm cho sự kiện: Teabreak, thiết kế thi công backdrop, dịch vụ trang trí tổ chức sự kiện
Phong hoi truong cho thue tai Thanh Xuân - dich vu teabreak
Tiệc teabreak Vplace chuẩn bị cho khách hàng đầy đủ và hoa quả, trà bánh
  • Chỗ để xe rộng rãi...

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn hội trường Vplace lại Nguyễn Trãi Thanh Xuân. Vplace luôn cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ để mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. 

Nếu bạn đang tìm kiếm địa điểm cho thuê hội trường tại Thanh Xuân, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

Website: phonghoitruong.com.vn

Ms Hòa – Quản lý dịch vụ

Mobile : 098.630.1063

Email : Vplace.vn@gmail.com

Địa chỉ văn phòng : Tầng 3, Tòa nhà 25T2-N05, KĐT Trung Hòa Nhân Chính, Phố Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội

KẾ HOẠCH RA MẮT SẢN PHẨM MỚI CHI TIẾT CHO DOANH NGHIỆP


Các tiêu chí khi lên bản kế hoạch ra mắt sản phẩm mới
Ý tưởng cho buổi lễ ra mắt sản phẩm mới
Sản phẩm chính là trung tâm của toàn bộ chương trình. Hiểu rõ được tính năng, công dụng và mẫu mã của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp lên được kế hoạch tốt. Các khâu lựa chọn địa điểm tổ chức, ý tưởng ra mắt, kịch bản cho sản phẩm mới sẽ dễ dàng hơn.
Ví dụ như hiện nay, có rất nhiều đồ công nghệ ra đời, thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Lập bản kế hoạch ra mắt những sản phẩm mới này, nên lựa chọn một không gian lớn. Đặc biệt phải trang bị màn chiếu như rạp phim và có dựng các kệ gỗ đã trưng bày sản phẩm dọc 2 bên. Vì là đồ công nghệ nên không gian chỉ cần trang trí tối giản. Việc này sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tập trung sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm.
KẾ HOẠCH RA MẮT SẢN PHẨM MỚI CHI TIẾT CHO DOANH NGHIỆP

Hiểu được tính năng của sản phẩm để đưa ra nội dung phù hợp

Kịch bản cũng sẽ có các hoạt động xoay quanh các tính năng của sản phẩm. Yếu tố tương tác với khách mời là cực kỳ quan trọng. Không những giúp khách hàng hiểu rõ sản phẩm mà còn tạo được thiện cảm về sản phẩm. Đây là yếu tố quyết định đến doanh thu khi sản phẩm ra mắt.
  • Quý khách muốn sản phẩm của mình thu hút được cao nhiêu khách hàng tại sự kiện?
  • Muốn thu thập được bao nhiêu thông tin khách hàng thông qua buổi lễ?
  • Và muốn ảnh hưởng của sự kiện kéo dài trong bao lâu?…
Đó là những câu hỏi cần trả lời khi lên kế hoạch ra mắt. Nếu là mục đích chính là khảo sát ý kiến người dùng thì công tác thu thập ý kiến là quan trọng nhất. Còn nếu mục đích tăng doanh thu thì yếu tố truyền thông không thể bỏ qua khi lên kế hoạch
Điều này còn giúp cho việc chuẩn bị các hạng mục quan trọng như ghế ngồi, nước uống cho khách mời tham dự… tránh được sai sót. Cũng như quyết định chiến dịch truyền thông cho quý khách trong suốt sự kiện. Việc xác định mục tiêu ngay lúc đầu sẽ giúp cho quý khách nhận định được sự kiện đó có thành công như mong đợi hay không và kế hoạch marketing tiếp theo.
KẾ HOẠCH RA MẮT SẢN PHẨM MỚI CHI TIẾT CHO DOANH NGHIỆP
Sự phân chia công việc chi tiết
Sau khi lập được bản kế hoạch ra mắt sản phẩm mới. Người quản trị sự kiện cần lên danh sách công việc cần làm, thời gian hoàn thành và người phụ trách. Việc phân chia công việc sẽ giúp vai trò của những người tổ chức được rõ ràng hơn. Không có tình trạng “dẫm chân nhau” trong quá trình tổ chức. Đồng thời khi có vấn đề phát sinh, người quản lí dễ dàng tìm được vấn đề và khắc phục.
Thời gian chuẩn bị bản kế hoạch ra mắt sản phẩm mới
Một ưu điểm khác đó là kiểm soát được về thời gian và tiến độ chung của lễ ra mắt. Trong một chương trình sẽ luôn có những phần cần nhiều thời gian để chuẩn bị hơn. Và thời gian chuẩn bị lễ ra mắt sản phẩm mới cũng bị giới hạn, thông thường là 2 tuần trước khi sản phẩm được bán ra. Thật sự công việc này đòi hỏi người tổ chức phải có nhiều kinh nghiệm để tối ưu được nhân lực cho sự kiện.
 ST

MẪU BÀI PHÁT BIỂU HỘI NGHỊ KHÁCH HÀNG THU HÚT SỰ CHÚ Ý


Tổ chức hội nghị khách hàng là hoạt động rất được chú trọng tại các doanh nghiệp hiện nay. Chương trình là dịp để công ty có thể kết nối, trao đổi với những khách hàng; đã và đang sử dụng dịch vụ, sản phẩm do mình cung cấp về chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của công ty.  Bởi vậy, trong tổng thể nội dung chương trình không thể thiếu đi những lời phát biểu từ phía đại diện doanh nghiệp trước khách hàng tới tham dự.

Lời mở đầu cho mẫu bài phát biểu hội nghị khách hàng
Mẫu bài phát biểu hội nghị khách hàng bao giờ cũng bắt đầu từ lời chào của ban lãnh đạo gửi tới toàn thể khách mời tới tham dự hội nghị.
  • “Kính thưa Ông/Bà ………. cùng toàn thể các khách mời tới tham dự hội nghị khách hàng ngày hôm nay. Tôi tên là ………. hiện đang giữ chức vụ ………. của công ty X.
  • Lời đầu tiên tôi xin thay mặt cho doanh nghiệp cảm ơn tất cả các khách hàng, đối tác đã tin tưởng và sử dụng các sản phẩm; dịch vụ của công ty trong suốt thời gian qua. Một lần nữa tôi cũng rất vui mừng cảm ơn các quý vị đã không quản đường xá xa xôi để có mặt tại buổi hội nghị này.
  • Hôm nay, ngày ………. tháng ………. năm ………., Công ty X có tổ chức hội nghị khách hàng về vấn đề ………. (nêu chủ đề chính của việc tổ chức hội nghị). Chúng tôi hy vọng rằng hội nghị hôm nay sẽ được lắng nghe nhiều những đánh giá; những phản hồi của quý vị về chất lượng các sản phẩm; cũng như những điều mà khách hàng còn cảm thấy chưa hài lòng về công ty.
  • Qua đó, chúng tôi xin rút kinh nghiệm để không ngừng hoàn thiện doanh nghiệp hơn nữa. Sau đây tôi xin phát biểu vào nội dung chính của hội nghị”.
Nội dung chính của hội nghị khách hàng
Đối với nội dung này, mẫu bài phát biểu hội nghị khách hàng cần khái quát một cách đầy đủ những vấn đề liên quan; xung quanh chủ đề mà hội nghị hướng đến. Tuy nhiên cách thức diễn ra lại đòi hỏi tính cô đọng; súc tích, không quá dài dòng để người nghe dễ tiếp thu, không bị nhàm chán.
Ban lãnh đạo có thể đề cập tới một số nội dung về quá trình làm việc cũng như sơ bộ về công tác hoạt động của doanh nghiệp thời gian gần đây. Chẳng hạn như:
  • “Tình hình hoạt động của công ty, phạm vi và mức độ phát triển hiện tại của doanh nghiệp; so với trước đây đã có sự tiến xa ra sao ……….
  • Các chính sách, các dự án mới đầy tiềm năng; và mang tính đột phá của doanh nghiệp trong thời gian tới
  • Đi sâu giới thiệu về các thông tin liên quan đến sản phẩm; dịch vụ mà công ty đã, đang hoặc sẽ cung cấp. Doanh nghiệp đã làm những gì để cải thiện các sản phẩm dịch vụ này của công ty.
  • Điểm qua một số khó khăn mà hiện nay công ty vẫn còn gặp phải. Tuy nhiên với uy tín và trách nhiệm của mình; công ty sẽ nỗ lực và cố gắng ra sao để khắc phục những khó khăn đó”.
Kết thúc bài phát biểu
Trong phần này tại buổi hội nghị khách hàng, đại diện công ty một lần nữa khẳng định quyết tâm vươn lên và không ngừng phát triển của doanh nghiệp.
  • “Ở hiện tại và tương lai, công ty X sẽ không ngừng hoàn thiện; vững mạnh và phát triển. Biết sẽ có nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng chúng tôi luôn hy vọng sẽ có các bạn bên cạnh – những khách hàng luôn tin tưởng chúng tôi.
  • Nếu trong quá trình tổ chức hội nghị khách hàng có điều gì bất tiện mong quý vị thông cảm cho chúng tôi. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các quý vị đã tới tham dự hội nghị và lắng nghe bài phát biểu của tôi. Chúc quý vị sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn. Xin chân thành cảm ơn”.
Lưu ý, mẫu bài phát biểu hội nghị khách hàng chỉ mới nêu tóm tắt sơ bộ về nội dung hội nghị. Quý doanh nghiệp cần bổ sung thêm các thông tin cụ thể; chính xác để người nghe dễ hiểu và nắm bắt rõ vấn đề.


CÁCH THỨC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ KHÁCH HÀNG CHO NGÂN HÀNG


Ngân hàng là một doanh nghiệp lớn có tầm quan trọng đối với hệ thống tài chính của cả nước; và có một lượng lớn khách hàng lớn nhỏ. Vậy nên hội nghị khách hàng ngân hàng thường thu hút sự chú ý của giới báo chí; và nhiều đối tượng khác nhau. Để tổ chức được hội nghị khách hàng hoành tráng đến vậy. Nhà tổ chức cần lưu ý một số đặc điểm nhất định trong cách thức tổ chức hội nghị khách hàng.


Xác định mục đích, mục tiêu và đối tượng khách hàng
Ngân hàng là doanh nghiệp làm việc với tiền – tài sản; nó chỉ có thể vận hành được khi có khách hàng sử dụng những dịch vụ của mình.
Từ đặc điểm đó, mục đích trong việc tổ chức hội nghị khách hàng ngân hàng là tri ân khách hàng. Tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Cuối cùng chính là khuyến khích việc đầu tư và sử dụng dịch vụ ngân hàng từ khách hàng.
Đối tượng khách hàng trong hội nghị khách hàng ngân hàng vô cùng đa dạng; cũng chính như nghiệp vụ ngân hàng vậy. Nó là tất cả những cá nhân, tổ chức, pháp nhân và cả những ngân hàng khách cùng tham dự.
Xác định được điều này; sẽ giúp ngân hàng hoạch định được số lượng khách mời cho những khâu chuẩn bị tiếp theo.
Lên ý tưởng và viết kịch bản chương trình
Vì tính chất công việc, hội nghị khách hàng ngân hàng thường rập khuôn với lối trang trọng và hoành tráng.
Những ý tưởng sự kiện như vậy không bao giờ là lỗi thời. Vì nó luôn để lại cho khách mời cảm giác được sự tôn trọng và chuyên nghiệp từ phía nhà tổ chức.
Về kịch bản chương trình, thường đa số các ngân hàng đều có phần lễ và hội. Trong phần lễ, ban lãnh đạo phát biểu đôi lời và tổng kết những thành tựu đã đạt được. Còn trong phần hội, đây là lúc mọi người cùng thưởng thức các tiết mục văn nghệ; chia sẻ và cảm ơn lẫn nhau.
Lựa chọn địa điểm, thời gian, số lượng khách mời
Từ đối tượng khách mời như trên, ngân hàng nên thu hẹp quy mô; để có thể ra được số lượng khách mời.
Dựa vào ý tưởng tổ chức hội nghị khách hàng ngân hàng và ngân sách cho việc thuê địa điểm; ngân hàng sẽ chốt hạ được địa điểm phù hợp.
Thông thường hội nghị khách hàng ngân hàng được tổ chức vào dịp đầu năm mới hoặc cuối năm cũ. Lợi dụng điều này để tổng kết, cho khách hàng thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh. Cũng như mở ra một giai đoạn làm việc mới hiệu quả.
Ngoài ra cũng nên tổ chức vào thứ 7 hoặc tối thứ 6; để tiện cho sự có mặt của tất cả khách mời.

Đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Tổ chức hội nghị khách hàng ngân hàng thành công không phải chuyện dễ dàng. Nó là tổng hòa của rất nhiều yếu tố và quan trọng nhất vẫn là con người.
Chọn lựa được một đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp sẽ đơn giản hóa toàn bộ các khâu. Từ lên kế hoạch cho đến khi dọn dẹp hội nghị.
Bên cạnh đó, họ có kinh nghiệm nên tiết kiệm tối đa chi phí và giảm thiểu rủi ro tốt nhất. Tạo nên hình ảnh đẹp cho ngân hàng trong mắt khách mời.



CÁC BƯỚC TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM CƠ BẢN NHẤT


Lựa chọn địa điểm tổ chức lễ kỷ niệm
Thứ nhất và luôn luôn được ưu tiên hàng đầu chính là việc lựa chọn địa điểm tổ chức. Các bước tổ chức lễ kỷ niệm đầu tiên này sẽ dựa trên các yếu tố chủ chốt như số lượng khách mời; ý tưởng tổ chức, yêu cầu của nhà tổ chức… Từ đó có thể khoanh vùng như địa điểm phù hợp trong nhà; ngoài trời, lớn nhỏ khác nhau và bắt đầu liên hệ.
Tất nhiên không phải lúc nào những trung tâm tổ chức sự kiện đều có chỗ trống. Để có thể giữ chỗ cho mình theo đúng thời gian mong muốn; công ty phải đặt cọc trước từ một tháng trở lên. Đặc biệt tại những nơi nổi tiếng, khách sạn hạng sang. Việc liên hệ đặt trước cũng giúp công ty chủ động hơn khi có sự thay đổi ví dụ như hoãn; hủy chương trình.

Chọn thời gian tổ chức
Như đã nói ở trên, nhiều khi thời gian tổ chức lễ kỷ niệm đã được lên từ trước rất lâu theo đúng ngày thành lập doanh nghiệp; hoặc vào một ngày đẹp lân cận đấy. Để chọn lựa được thời gian tổ chức, nhiều công ty phải xem ngày đẹp theo lịch vạn sự; và chọn ngày đẹp đó trên thực tế để phù hợp với khách mời tham dự.
Thường thì nên chọn ngày vào sáng chiều thứ bảy hoặc tối thứ sáu. Thời điểm này không ảnh hưởng đến công việc của khách mời và công ty. Mà lại không lạm sang ngày chủ nhật nghỉ ngơi thư giãn của mọi người.
Các bước tổ chức lễ kỷ niệm không thể bỏ qua khâu lên kịch bản

Trong các bước tổ chức lễ kỷ niệm thì lên kịch bản luôn là bước quan trọng nhất. Nó được diễn ra khi có yếu tố phụ đã dần dần hoàn chỉnh để tiến tới chuẩn bị nội dung chính của buổi lễ. Nếu không có kích bản hay kịch bản sơ sài; mọi hoạt động của buổi lễ không có sự giám sát và liền mạch; gây ra sự hỗn loạn, thiếu chuyên nghiệp.
Kịch bản sau khi hoàn thành nên có sự kiểm duyệt của người quản lý và thông qua bởi ban lãnh đạo công ty. Để vừa thống nhất lại vừa chuẩn xác với mục đích tổ chức lễ kỷ niệm.

Chuẩn bị ekip tổ chức
Nhiều công ty sẽ tự tổ chức buổi lễ kỷ niệm cho riêng mình với mong muốn chủ động và tiết kiệm chi phí thuê ekip tổ chức chuyên nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đó thì cũng có những hạn chế như việc công ty không có chuyên môn trong tổ chức sự kiện nên không hoạch định đủ yêu cầu với một sự kiện, phải chỉnh sửa nhiều khi lên kịch bản, xác định thời gian; cũng như thiếu hụt về mảng nhân sự tổ chức.
Ngược lại khi các bước tổ chức lễ kỷ niệm được thực hiện bởi ekip chuyên nghiệp thì mọi thứ sẽ đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều.
Duyệt chương trình và tiến hành
Sau khi hoàn tất tất cả các khâu. Các bước tổ chức lễ kỷ niệm sẽ chốt lại với phần tổng duyệt. Đây là cơ hội để người quản lý chương trình có thể xem xét lại toàn bộ các hạng mục; tiết mục tổ chức xem đã đạt tiêu chuẩn chưa? Có gặp trục trặc gì hay không?. Nhân sự đã thông suốt chưa để kịp thời chỉnh đốn lại. Cuối cùng khi đến thời điểm, sẽ cho tiết hành buổi lễ.


CÁCH TỔ CHỨC HỘI THẢO GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI CHO DOANH NGHIỆP


Mỗi một doanh nghiệp khi ra mắt sản phẩm thường có nhu cầu tổ chức hội thảo, họp báo; để giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình. Tuy nhiên, giữa vô vàn sản phẩm được ra mắt mỗi ngày; làm thế nào để tổ chức được một hội thảo giới thiệu sản phẩm mới ý nghĩa, ấn tượng? Đây chắc hẳn là niềm mong muốn; và cũng là mục tiêu cao nhất của đội ngũ làm chương trình.


Yêu cầu chung đối với một hội thảo giới thiệu sản phẩm
Nói chung, tùy vào nhu cầu và kinh phí chương trình; ban tổ chức có thể xác định tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới dưới nhiều quy mô và hình thức khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì một quy trình hoàn thiện bao giờ cũng cần đảm bảo những yêu cầu sau:
  • Trước hết, phải cực kỳ chú trọng đến phản ứng của khách hàng. Cố gắng thu hút được sự chú ý bằng một cách tự nhiên nhất. Khơi gợi nhu cầu, sự hiếu kỳ của khách hàng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo các khâu tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm mới có tính chặt chẽ, chuyên nghiệp và hiệu quả.
  • Phân công, phối hợp nguồn lực của tổ chức sự kiện một cách nhịp nhàng, ăn ý; để chương trình diễn ra suôn sẻ và hạn chế những rủi ro. Đồng thời chú ý phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh ngoài kịch bản.
Các khâu chuẩn bị cho một hội thảo giới thiệu sản phẩm mới
Tiếp nhận yêu cầu
Đây là bước khởi điểm cho toàn bộ các khâu chuẩn bị cho chương trình hội thảo. Khi phía bên công ty sự kiện tiếp nhận và xử lý thông tin về yêu cầu của đối tác quảng bá sản phẩm.
Theo đó, việc khai thác nhu cầu của khách hàng càng cụ thể và thuận lợi; thì sẽ càng tạo tiền đề tốt cho quá trình soạn thảo kế hoạch, lịch trình cho chương trình.
Thiết kế phần khung chương trình
Ở khâu này, ban tổ chức sẽ chính thức bắt tay vào việc lên kế hoạch tìm hiểu sản phẩm. Các tiêu chí cần phải được chú trọng làm rõ tại một chương trình hội thảo giới thiệu sản phẩm mới đó là:
  • Đối tượng sử dụng sản phẩm.
  • Quy trình sản xuất.
  • Ưu điểm nổi trội.
  • Những thông điệp công ty sản xuất muốn gửi gắm qua sản phẩm này.
Ngoài ra có thể đưa ra một số đánh giá, so sánh; hay phân tích đối chiếu với các dòng sản phẩm cùng loại mà doanh nghiệp đã sản xuất.
Tuy nhiên, để khâu này đạt được hiệu quả tốt nhất; ban tổ chức nên ngồi lại với doanh nghiệp để thống nhất ý tưởng, kịch bản cho chương trình giới thiệu sản phẩm ngay từ đầu.

Quá trình thực hiện
Sau khi có kịch bản, ban tổ chức sẽ tiến hành:
  • Lựa chọn địa điểm tổ chức.
  • Sắp xếp thời gian tổ chức.
  • Bố trí nguồn lực cho buổi ra mắt sản phẩm mới.
Về cơ bản, đây chính là khâu quan trọng nhất; và có ý nghĩa quyết định rất lớn đến sự thành công của buổi tổ chức. Trong đó, cần hết sức lưu ý đến khâu chuẩn bị sân khấu và trưng bày sản phẩm mới.
Ngoài ra, những poster, catalog về chương trình hội thảo giới thiệu sản phẩm mới có thể được dán; hay phát cho những người tham dự để họ theo dõi lịch trình buổi hội thảo tốt hơn.
Về vấn đề nhân lực, ban tổ chức nên phân công công việc cụ thể thành từng nhóm nhỏ:
  • Đạo diễn chương trình.
  • Ekip thực hiện.
  • MC.
  • Đội hỗ trợ văn nghệ.
  • Đội kỹ thuật máy móc hiện trường .
  • Hậu kỳ.
  • Security…
Song tùy vào tình hình nhân sự, một số vị trí có thể sẽ phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng lúc.
Xử lý kết thúc và hậu chương trình
Đây là khâu bế mạc chương trình nhằm hoàn thành nốt những công việc còn lại như:
  • Cảm ơn khách hàng, diễn giả, khách mời.
  • Trao quà kỷ niệm.
  • Thu dọn sân khấu.
  • Chuyển trả các thiết bị và thanh toán các khoản tiền.
  • Đối chiếu, quyết toán.


TẦM QUAN TRỌNG CỦA TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Bất kỳ doanh nghiệp nào đều có điểm khởi đầu; đây là một ngày đáng nhớ đều muốn tôn vinh và ăn mừng sự kiện này. Vì thế tổ chức lễ kỷ niệm thành lập công ty thường rất đầu tư công sức và tâm huyết. Để có bữa tiệc kỷ niệm thành công và long trọng cho cột mốc đánh dấu sự kiện này của doanh nghiệp.


Tổng kết lại quá trình hoạt động của công ty
Đây là một cột mốc vô cùng thích hợp; để các doanh nghiệp có thể nhìn lại chặng đường đã đi của mình. Là lúc mọi người trong công ty nhìn lại những gì mình đã đạt được; cũng như chưa hoàn thành trong thời gian vừa qua.
Vì vậy, đối với các nhân sự, cá nhân của công ty; thì đây là dịp để họ có thể nhìn lại mình. Từ đó rút ra những kinh nghiệm trong tương lai.
Còn đối với doanh nghiệp, tổ chức lễ kỷ niệm là lúc để chiêm nghiệm về thời gian trước đó. Đồng thời đưa ra những giải pháp cho thời gian sau này; góp phần giúp cho công ty được phát triển thật bền vững.
Tổ chức lễ kỷ niệm nhằm bày tỏ sự tri ân đến nhân viên


Đội ngũ nhân sự luôn là một phần không thể nào thiếu trong sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, việc khen thưởng, tuyên dương, tri ân những cá nhân xuất sắc; là phần không thể nào thiếu mỗi khi các công ty tổ chức lễ kỷ niệm.
Thông qua những món quà và bằng khen. Lãnh đạo của công ty sẽ thể hiện sự khen ngợi; đối với những sự cố gắng và đóng góp không ngừng nghỉ của đội ngũ nhân viên.
Qua hoạt động này, đội ngũ nhân sự sẽ có thêm động lực. Bởi họ cảm nhận được rằng công sức bỏ ra đã được ghi nhận. Từ đó mà tăng thêm sự gắn bó, góp phần thôi thúc họ cống hiến hơn cho công ty cũng như doanh nghiệp.
Thể hiện sự cảm kích đến với khách hàng và đối tác của công ty
Chính sách chăm sóc khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Tạo được sự tin tưởng của khách hàng là điều mà họ luôn chú trọng tới.
Chính vì vậy, thông qua việc tổ chức lễ kỷ niệm; các công ty sẽ bày tỏ sự biết ơn, tri ân đối với khách hàng và đối tác của họ. Những người đã trung thành chọn lựa sản phẩm và dịch vụ mà họ mang lại.
Những món quà nhỏ, khách hàng và những đối tác sẽ cảm thấy vô cùng cảm kích; tạo được những mối quan hệ lâu dài hơn trong tương lai.
Hoạch định chiến lược sắp tới


Bên cạnh việc nhìn lại năm cũ, tri ân đội ngũ nhân viên, khách hàng, đối tác. Thì vạch ra một chiến lược thích hợp cho sự phát triển sắp tới của công ty; cũng là việc cần làm trong mỗi buổi lễ kỷ niệm.
Đây là một sự kiện rất lớn đối với mỗi công ty. Vì vậy, việc đặt ra những mục tiêu vào lúc này; sẽ tạo được sự quyết tâm cho doanh nghiệp. Góp phần mang đến động lực tiến bộ trong tương lai sau này.