Cách bố trí, kết nối âm thanh cho hội trường, phòng học, phòng máy tính
.

Pages

Cách bố trí, kết nối âm thanh cho hội trường, phòng học, phòng máy tính

Một buổi hội thảo hay một chương trình đào tạo thành công không thể không kể đến 1 phòng hội trường phù hợp với hệ thống âm thanh chất lượng đảm bảo cho người nghe nắm bắt được các thông tin cần thiết.

cho thuê hội trường tại hà nội
Hội trường tại hà nội

Các hệ thống âm thanh lắp đặt cố định như: hội trường, phòng học, phòng máy tính, ... thường sẽ có những đặc thù riêng của nó, khác hoàn toàn so với hệ thống âm thanh tổ chức show, sự kiện. Vì thế việc lắp đặt, bố trí và kết nối loa cho các hệ thống âm thanh này cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng để mang lại hiệu quả âm thanh tốt. 
Vậy làm thế nào để cài đặt và bài trí âm thanh hội trường một cách hợp lý nhất? Chúng ta có thể tham khảo một số bước cơ bản sau đây:

* Cách bố trí loa trong hệ thống âm thanh cố định
  • Đối với các hệ thống loa chỉ phát tiếng nói:

Nếu như hệ thống loa trong hội trường, phòng học của bạn chỉ dùng để phát tiếng nói, truyền thông báo, thông tin... qua lời nói thì việc sử dụng các loại loa điện thế sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng cho hệ thống âm thanh của bạn. Ưu điểm của các loại loa điện thế này đó là tín hiệu hầu như không bị suy hao khi truyền đi khoảng cách xa cũng như không bị ảnh hưởng nhiều bởi chất lượng dây loa. Rất thích hợp cho các hệ thống âm thanh tại nhà máy, siêu thị, bệnh viện.. với khoảng cách giữa loa và amply lên đến cả trăm mét. Một mẹo cho các bạn phân biệt giữa loa điện thế và loa diện dung đó là các loại loa điện thế thường sẽ có thêm ký hiệu "T" sau tên model loa. 


  • -         Đối với các hệ thống loa có phát nhạc nền, đôi khi dùng biểu diễn văn nghệ: 


Trong các hệ thống loa này, nếu không gian không quá lớn và bạn có nhu cầu sử dụng loa để phát nhạc thì các loại loa thùng chuyên dụng cho hội trường vẫn là sự lựa chọn tốt, với hiệu quả âm thanh nói lẫn phát nhạc đều mang lại chất lượng ổn định. 

  • -         Một vài lưu ý: 


+ Khoảng cách giữa các loa: Khoảng cách giữa 2 loa cách xa sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí, sử dụng ít loa, nhưng nếu không cẩn thận sẽ có những vị trí không nghe được âm thanh. Còn khoảng cách giữa 2 loa gần sẽ là bạn phải tăng số lượng loa, qua đó tăng mức đầu tư, nhưng đảm bảo được hiệu quả âm thanh cho cả không gian. Hãy linh động tùy chỉnh yếu tố này dựa trên chất lượng của từng loại loa cụ thể và mức đầu tư kinh phí cho hệ thống âm thanh.


+ Khả năng bao phủ của loa : Với công thức tính có sẵn, tùy vào mức công suất, độ nhạy của từng loại loa cụ thể mà chúng ta sẽ đo được độ lớn âm thanh loa phát ra trong từng vị trí cụ thể của không gian hội trường. Vì thế bạn sẽ tính toán được loại loa mình sử dụng sẽ phủ được âm thanh trong khoảng không gian bao nhiêu mét vuông. Ví dụ có những loại loa có thể đảm bảo chất lượng âm thanh trong diện tích 10m x 10m, nhưng cũng có loại chỉ đáp ứng được trong diện tích 5m x 5m mà thôi. 


+ Trở kháng trong vấn đề kết nối loa : Bộ tăng âm (amply) thường có các ngõ ra trở kháng thấp (4 ohm, 8ohm, 16ohm...) và những ngõ ra trở kháng cao (70V, 100v...) khác nhau . Các ngõ ra trở kháng thấp thường được sử dụng khi có ít loa (1-4 loa) trong điều kiện khoảng cách giữa loa và amply ngắn. Các ngõ ra trở kháng cao sẽ được ưu tiên sử dụng trong trường hợp có nhiều loa và khoảng cách loa ampli xa nhau, nhưng việc sử dụng các ngõ ra trở kháng cao thông thường sẽ bị 1 nhược điểm đó là công suất ra thường sẽ thấp (vẫn có một số loại amply ngoại lệ), chỉ dùng trong các hệ thống truyền thanh. 


+ Dây dẫn sử dụng trong các hệ thống âm thanh này : Các loại dây loa được sử dụng trong các công trình âm thanh này thường phải có đường kính dây đạt chuẩn (từ 1.5mm trở lên) để có thể đảm bảo được hiệu quả truyền tín hiệu. Đặc biệt lớp vỏ bọc dây cũng cần chú ý, vì các hệ thống âm thanh này thường sẽ đặt dây âm tường, nếu có sự cố gì liên quan đến dây dẫn xảy ra sẽ rất khó khắc phục. Các loại dây bọc băng nhựa PVC hiện nay rất phổ biến, và đó cũng là một sự lựa chọn tốt mà bạn có thể xem qua. 

-         Một số kiểu kết nối loa thường thấy trong hệ thống âm thanh cố định 

Các hệ thống âm thanh công cộng thường sẽ phải truyền đi khá xa, chính vì thế thường lựa chọn kiểu kết nối trở kháng cao, với các loa mắc song song. Với cách kết nối loa này, tổng đầu vào của loa sẽ nhỏ hơn công suất đầu ra của amply. Một số hỉnh ảnh minh họa cho bạn về kiểu kết nối này trong hệ thống âm thanh: 


Chúc các bạn có thêm được nhiều kiến thức bổ ích phục vụ việc lắp đặt, bố trí và kết nối các loại loa trong hệ thống âm thanh hội trường sau khi đọc bài viết này.

Nguồn tham khảo: dalton.com.vn