HƯỚNG DẪN LÊN KỊCH BẢN TẾT TRUNG THU 2019 CHO DOANH NGHIỆP
.

Pages

HƯỚNG DẪN LÊN KỊCH BẢN TẾT TRUNG THU 2019 CHO DOANH NGHIỆP


Tháng 8 mùa thu, mùa của trà sen thơm và cốm mới, mùa của lễ hội trăng rằm tròn vành vạnh đang gần kề. Các bạn nhỏ ắt hẳn đang rất háo hức chờ đợi tới Tết Trung Thu – một dịp đặc biệt, ý nghĩa và đáng nhớ với tuổi thơ con trẻ, phải kể đến một số sự kiện, chương trình phổ biến như: Chương trình đêm hội trăng rằmTrung thu cho em… Dưới đây là một vài gợi ý cho kịch bản tết trung thu năm 2019 giúp các bạn tham khảo dành cho doanh nghiệp


Kịch bản tết trung thu phổ biến hiện nay
Lập danh sách khách mời trong kịch bản tết trung thu
Chương trình tết trung thu được tổ chức cho đối tượng là các em thiếu nhi, nhưng trong chương trình không thể thiếu sự có mặt của ban lãnh đạo doanh nghiệp – những người đã có ý tưởng, tài trợ kinh phí để thực hiện chương trình.
Vì vậy, danh sách khách mời thông thường của một chương trình tổ chức tết trung thu gồm có: Ban lãnh đạo doanh nghiệp cùng toàn thể nhân viên và con em của nhân viên làm việc trong doanh nghiệp

Chuẩn bị nhân lực và hậu cần
Nhân lực
Để chương trình tết trung thu diễn ra thật độc đáo, hấp dẫn, quý khách hàng cần đến sự giúp đỡ của các nhân vật gắn liền với dịp tết trung thu. Kính mời quý khách hàng tham khảo cách bố trí nhân lực như sau:
  • Người dẫn chương trình (có thể hóa thân vào nhân vật chị Hằng, chú Cuội hoặc thằng Bờm).
  • Đội múa lân sẽ có từ 5 đến 7 thành viên tham gia.
  • Bộ phận âm thanh, ánh sáng.
Hậu cần
Chuẩn bị hậu cần cũng là một khâu quan trọng trong việc lập kịch bản tết trung thu mặc dù đây không phải là hạng mục chính. Công tác hậu cần của chương trình tết trung thu bao gồm:
  • Công tác đón tiếp khách mời, ổn định vị trí cho khách mời;
  • Công tác phục vụ khách mời như: chuẩn bị nước uống, khăn giấy, bánh kẹo…
  • Chuẩn bị mâm ngũ quả, bánh trung thu để các bé phá cỗ.
Khai mạc chương trình
Lên ý tưởng chương trình trong kịch bản tết trung thu
Để một chương trình thành công không thể thiếu sự đóng góp của những ý tưởng tổchức tết trung thu độc đáo. Vì vậy, khi lập kịch bản tết trung thu, quý khách hàng nên tìm kiếm những ý tưởng thật hấp dẫn.
Đầu tiên, để tạo sự liên kết giữa các hoạt động trong chương trình, quý khách hàng có thể lồng ghép phần giới thiệu chương trình với tiết mục hài kịch. Kịch bản chú cuội chị hằng sẽ được ban tổ chức lập sẵn và tổ chức tập duyệt trước khi tổ chức chương trình.
Tiếp theo là ý tưởng cho các trò chơi thiếu nhi, để các bé có thể thoải mái vui chơi, chương trình nên có những trò chơi để các bé cùng tham gia với người dẫn chương trình như: Ép bóng nổ mà không dùng tay; Truy tìm báu vật; Tập làm lồng đèn,…
Sắp xếp và bố trí
Để chương trình diễn ra thật sôi nổi, ban tổ chức cần sắp xếp và bố trí các hoạt động một cách khoa học, tạo sự lôi cuốn cho người xem.
Các hoạt động có trong kịch bản
Dưới đây là một số hoạt động phổ biến nên có trong một chương trình tết trung thu:
  •  Lời giới thiệu chương trình và tiết mục hài Trung thu. Được đảm nhiệm thực hiện bởi bộ ba Chị Hằng, chú Cuội và thằng Bờm.
  •  Tiết mục ca nhạc thiếu nhi.
  •  Tổ chức một số trò chơi cho thiếu nhi.
  •  Tiết mục đố vui có thưởng liên quan đến tết Trung thu.
  •  Tiết mục múa lân và phá cỗ rằm Trung thu…
Bế mạc chương trình
Người dẫn chương trình đọc lời cảm ơn, chúc sức khỏe và kết thúc chương trình
Tổng hợp chi phí tổ chức Trung thu của Hội trường VITD

 Để biết thêm thông tin chi tiết cho thuê hội trường tổ chức sự kiện tại Hà Nội xin vui lòng liên hệ:


Ms Hòa – Quản lý dịch vụ
Mobile : 0912 123 267 / 0986 301 063

Ms. Phương – Quản lý dịch vụ
Mobile : 098.235.4969  /  090.349.7886

Email: Hoitruonghanoi@gmail.com