Cho thuê hội trường, phòng họp, phòng hội thảo
.

HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

PHÒNG HỌP CHUYÊN NGHIỆP

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG CHO THUÊ

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

Pages

Đừng sống như chú cừu hãy mạnh mẽ lên để thay đổi.

Nếu bạn muốn gạt bỏ sự tầm thường và trở nên thành công, hãy phá vỡ những thói quen và bắt đầu làm điều gì đó mới mẻ ngay từ hôm nay.


 
 Bạn tham gia cuộc họp lớp thường niên với những người bạn cấp 3 của mình. Sau vài ly rượu, một số người bạn của bạn bắt đầu “kể tội” ông chủ và rên rỉ tại sao cuộc đời lại bất công đến vậy?

Bạn cảm giác những người bạn đó đang nuối tiếc vì cuộc sống quá an phận. Họ bằng lòng với công thức 9:5 (9 giờ một ngày và 5 ngày một tuần) ngay sau khi tốt nghiệp mà không cần tìm kiếm cơ hội nào tốt hơn.

Trong cuộc sống, ai cũng có những người bạn như thế, hoặc chính bản thân chúng ta cũng đang là người cam chịu như thế. Mặc dù khó khăn nhưng không bao giờ là quá muộn để bạn bắt đầu một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Từ chối thay đổi đồng nghĩa với trì hoãn thành công


Laszlo Polgar – nhà tâm lý học người Hungary cho biết ông đã phát hiện ra nguyên tắc cơ bản dẫn đến thành công của hàng nghìn trí thức trên thế giới và quyết định thử nghiệm với 3 cô con gái của mình.

Ông tin rằng sự chuyên biệt hoá sớm và sâu là chìa khoá dẫn đến thành công trong bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống. Vì thế, ông và vợ quyết định cho các cô con gái tập chơi cờ vua ngay từ khi chúng còn nhỏ, nhằm tạo ra những thần đồng nhí. Kết quả là cô con gái nhỏ nhất của ông, Judit, trở thành thiên tài cờ vua ở tuổi 15 và duy trì kỷ lục tay chơi cờ vua trẻ nổi tiếng hiện nay.

Tất nhiên, trong cuộc sống, không phải ai trong chúng ta cũng có những ông bố bà mẹ chuyên nghiệp như Polgars. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tự tạo thành công cho chính mình nếu bạn muốn. Hãy ghi nhớ tất cả những gì bạn làm hôm nay đều có thể tạo nên sự khác biệt ngày mai.

Con đường mà chúng ta đi, những việc nhỏ nhặt mà chúng ta làm mỗi ngày đều có thể quyết định thành công hoặc thất bại.

Bước đầu tiên bạn cần làm là nhìn vào những gì bạn có khả năng thực hiện mà không cần suy nghĩ đến những khó khăn có thể gặp phải. Nếu bạn nghĩ rằng mình chỉ là một người bình thường bởi bạn bắt đầu mỗi ngày như hầu hết những người khác, đây là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần thay đổi. Dù nghèo khó không phải là thất bại, nhưng chắc chắn nó không bao giờ được coi là thành công.

Nếu bạn muốn thành công, bạn phải đủ dũng cảm để bước đi con đường mà những người khác không dám đi.

Việc đi theo con đường và lịch trình của người khác sẽ chỉ có thể khiến bạn trở thành một người bình thường, thậm chí tầm thường và nhàm chán. Hãy quên việc trộn lẫn vào đám đông đi và đặt mục tiêu khác biệt. Hãy tập trung vào những gì có thể giúp bạn cải thiện bản thân.

Việc tuân theo những quy tắc có sẵn cũng không thể giúp bạn đạt được thứ mà mình muốn. Thay vào đó, bạn phải hiểu được những quy tắc này, xem mục đích của chúng là gì và tạo ra quy tắc có thể giúp bạn sống tốt hơn. Đừng bao giờ sợ làm những việc mà người khác chưa dám làm.

Đừng sống như những chú cừu, cam chịu và làm theo lệnh của người khác

Nếu bạn muốn gạt bỏ sự tầm thường và trở nên thành công, hãy phá vỡ những thói quen và bắt đầu làm điều gì đó mới mẻ ngay từ hôm nay.

Thay đổi không phải là điều gì quá lớn lao và to tát, thậm chí nó có thể bắt đầu từ thói quen hàng ngày của bạn. Chẳng hạn, bạn có thể thay đổi từ thực đơn buổi sáng như đặt các món khác nhau thay vì cốc Cappuccino như bình thường hoặc tìm những con đường khác đi đến trường (công ty) thay vì vẫn đi con đường quen thuộc.

Bên cạnh đó, hãy đặt niềm tin vào bản năng của chính mình hơn là nghe lời người khác. Nếu bạn muốn làm một điều gì đó, hãy cố gắng thực hiện cho bằng được mặc kệ sự can ngăn của những người khác. Đôi khi, một chút điên rồ lại là khởi nguồn của thành công vang dội trong tương lai.

Để thành công, nổi bật và khác biệt, bạn cần phải làm những việc mà người khác chưa làm. Nếu bạn muốn trở thành duy nhất, đừng lao theo đám đông. Đừng như những chú cừu ngoan ngoãn chăm chỉ nhưng cam chịu và chỉ biết nghe theo lệnh của người khác, bạn sẽ không bao giờ thành công được đâu.

Bí mật phong thủy: Điều thầy tướng không bao giờ nói cho bạn biết...

Một người nếu có phúc phận thì dù ở nơi địa thế phong thủy kém, cũng đều có thể chuyển biến thành tốt. Trái lại, dù cho có ở nơi địa thế tốt, nhưng nếu không có phúc thì sẽ tự mình phá hỏng. Đây là điều các thầy đoán mệnh tuyệt đối không nói cho bạn biết.

Phong thủy tốt nhất chính là tu thân dưỡng đức (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

Vạn vật trên đời đều có linh tính, vậy nên cần phải tôn kính Trời đất, ngày tháng, núi sông, cỏ cây, vạn vật… Bạn tôn kính chúng, thì chúng sẽ giúp bạn thành tựu, dù ở bất cứ nơi nào.
Vậy làm sao để dưỡng phong thủy? Điều trọng yếu chính là bồi dưỡng phúc đức của mình.
Thứ nhất: Không sát sinh
Cái gọi là địa thế phong thủy tốt, chính là chỉ những nơi dồi dào sinh khí. Sát sinh sẽ khiến hết thảy sinh linh đều sợ hãi, đều trốn đi nơi khác. Hãy thử nghĩ xem, nơi nào là không có sinh linh? Chẳng phải là sa mạc sao. Trên sa mạc, thứ gì cũng không có, vậy còn gì là của cải, phúc lộc, vui vẻ, an khang đây?

Thứ hai: Không nói xấu người khác
Không nên nói xấu người khác, dù là người thân trong nhà. Vạn vật đều có linh, bạn nói lời xấu, không phải chỉ một hay hai người nghe thấy, mà vạn vật đều nghe thấy, chư Thần đều nghe thấy, đồ đạc cây cối bên cạnh bạn cũng đều đã nghe thấy.http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/BcKCN8.jpg
Bạn nói lời xấu người khác thì chúng không phục bạn, điều này giống như quân lính không chịu phục tùng tướng soái, trấn áp cũng không được, như vậy lòng quân sẽ tán loạn. Hơn nữa, một khi chúng ở cùng bạn thời gian lâu, chúng sẽ làm theo, học theo bạn, đúng với câu nói rằng “vạn vật đều mang hình tượng của người chủ”.
Cho nên, một số thầy tướng số, chỉ cần nhìn qua những đồ vật mà một người từng dùng là có thể đoán biết được họ là người như thế nào rồi, những đồ vật này tự nó đã bộc lộ ra tất cả.


Thứ ba: Hiếu thuận cha mẹ
Kính già yêu trẻ, hiếu thuận với cha mẹ đó là truyền thống tốt đẹp của con người. Không những vậy, hiếu kính cha mẹ cũng là phương thuốc có thể giúp cải biến vận mệnh của đời người.

Thứ tư: Đặt mình ở nơi thấp nhất
Biển cả vì ở nơi thấp nhất mà trở thành vua của trăm sông. Chúng ta nếu để bản thân mình ở vị trí thấp nhất, thì trí tuệ, phúc đức của vạn vật cũng đều hội tụ. Chúng ta nói đức dày để nâng đỡ vạn vật, mà muốn nâng đỡ vạn vật phải đặt bản thân mình ở dưới vạn vật, đặt mình ở vị trí thấp nhất.
Thông qua cách nói chuyện và làm việc của một người, đều có thể thấy được phúc phận của người đó. Nói chuyện hòa nhã, làm việc thường giúp đỡ người khác, suy nghĩ cho người khác, vận khí của bản thân cũng tự nhiên được hanh thông.
Khí bụi lắng xuống sẽ tạo thành mặt đất, từ đó mới có thể chuyên chở vạn vật. Cũng như thế đối với khuyết điểm và thiếu sót của người khác hãy bao dung, làm được vậy thì bản thân chư vị sẽ thấy mình có sức mạnh to lớn.

Biển cả vì ở nơi thấp nhất mà trở thành vua của trăm sông, muốn nâng đỡ vạn vật cần đặt mình ở nơi thấp. (Ảnh sưu tầm từ Internet)

Thứ năm: Đức hạnh không đủ, tất có tai ương

Chúng sinh phúc mỏng, cũng bởi vì đối với nhau càng ngày càng ít tôn trọng. Bạn kính trọng ai, thì họ sẽ sẵn lòng bao bọc lấy bạn, giúp đỡ bạn, thành tựu bạn.
Người xưa tại sao lại có thể bắt mạch, dựa vào mạch tượng của người ta để phán đoán phúc lộc của một người? Cái này là thật sự có thể. Hết thảy những sự vật bên cạnh của một người, đều là tâm tướng được phóng đại phản ánh ra bên ngoài của người ta, chỉ cần cẩn thận quan sát những thứ này, thì bản thân là có thể nhìn ra được.
Của cải chỉ có thể dùng đức dày mà nâng đỡ, nếu không ngược lại sẽ trở thành tai nạn. Ví dụ, có người tài sản vài trăm tỷ cũng không sợ hãi, có người chỉ 100 triệu đã lo lắng sợ hãi, sợ rằng sẽ bị mất, bị trộm…
Nếu như người không có đức, 100 triệu này cũng sẽ dùng để phóng túng chính mình, chìm đắm trong đó, không muốn phát triển, cuối cùng hại thân thể chính mình, tâm hồn, sức khỏe đều trở nên tàn tạ. Đây chính là đạo lý không dùng đức dày mà chuyên chở sự giàu có thì sẽ gặp phải tai ương.

Theo NTDTV


Nhân duyên vợ chồng, cha mẹ và con cái

Đức Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ. Cùng khám phá nghiệp quả giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái


“Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết. Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước….. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ”.

Bất cứ việc gì, bất cứ người nào, trong gia đình (ngay cả ngoài gia đình, bề trên, cấp dưới…) phàm làm khiến cho ta tổn hại, đều phải gánh chịu thọ báo. Gia quyến lục thân, đều do tứ nhân tương tụ (tứ nhân là trả nợ, đòi nợ, trả ơn và báo oán) bất luận chúng ta thọ báo bao nhiêu oan ức, không những không được sân hận, ngược lại phải sám hối cho nghiệp chướng của chính ta, tội nghiệp của quá khứ hay đời trước nay phải trả, nếu đem lòng sân hận, làm sao không tạo thêm nghiệp mới, “Chúng sanh oan oan tương báo đến bao giờ mới hết, nếu biết lấy ân báo oán thì oán liền tiêu trừ”.


Tất cả mọi nơi đều có oan gia trái chủ đến gây nạn (làm khó dễ) chúng ta phải phản tỉnh lại, tại sao họ không tìm người khác để gây phiền phức, đều do trong quá khứ hay đời quá khứ, chúng ta có làm điều gì sai lỗi với họ, ta phải tu nhẫn nhục, làm nghịch tăng thượng duyên, lúc đó mọi oán thù trong quá khứ nhờ đó mà được tiêu trừ.

Có rất nhiều người kết hôn nhưng suốt đời chẳng có con, vì sao?

Chẳng có duyên! Con cái phải có duyên với bạn thì chúng mới đầu thai vào nhà bạn. Chúng không có duyên với bạn, sẽ không đầu thai vào nhà bạn. Nói cách khác, người đi đầu thai, phải tìm đối tượng. Bạn mong cầu chúng, chưa chắc chúng đã để ý tới bạn! Tìm đối tượng nào? Có mối quan hệ trong đời quá khứ. Trong kinh, đức Phật đã nói bốn loại nhân duyên.

1)    Loại thứ nhất là báo ân

 Trong quá khứ (hay đời quá khứ), đôi bên có ân huệ với nhau, lần này họ lại thấy bạn, bèn đầu thai vào nhà bạn, sẽ trở thành con hiếu, cháu hiền, đến để báo ân tình xưa.

2)    Loại thứ hai là báo oán

Trong quá khứ (hay đời quá khứ), bạn kết cừu hận với họ. Gặp gỡ lần này, họ đến làm con cái bạn, mai sau lớn lên sẽ thành đứa con khiến cho gia đình suy bại, khiến cho bạn nhà tan, người chết, nó đến để báo thù bạn..! Vì thế, chớ nên kết oán cừu cùng kẻ khác. Kẻ oán cừu bên ngoài có thể đề phòng, chứ họ đến đầu thai trong nhà, làm cách nào đây? Bạn hại người đó hay hại chết kẻ đó, thần thức kẻ ấy sẽ đến làm con cháu trong nhà bạn. Đó gọi là “con cháu ngỗ nghịch” khiến cho nhà tan, người chết..!

3)    Loại thứ ba là đòi nợ

Đời quá khứ (hay đời quá khứ), cha mẹ thiếu nợ chúng, chúng đến đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi tốt nghiệp đại học, sắp có thể làm việc bèn chết mất. Nợ đã đòi xong, chúng bèn ra đi.

4)    Loại thứ tư là trả nợ

Con cái thiếu nợ cha mẹ quá khứ (hay đời quá khứ) hiện tai hay đời này gặp gỡ, nó phải trả nợ. Chúng phải nỗ lực làm lụng để nuôi nấng cha mẹ. Nếu chúng thiếu nợ cha mẹ rất nhiều, chúng cung phụng cha mẹ vật chất rất trọng hậu. Nếu thiếu nợ rất ít, chúng lo cho cuộc sống của cha mẹ rất tệ bạc, miễn sao bạn chẳng chết đói là được rồi. Hạng người này tuy có thể phụng dưỡng cha mẹ, nhưng thiếu lòng cung kính, chẳng có tâm hiếu thuận. Báo ân bèn có tâm hiếu thuận, chứ trả nợ chẳng có tâm hiếu thuận. Thậm chí trong lòng chúng còn ghét bỏ, chán ngán cha mẹ, nhưng vẫn cho bạn tiền để sống, nhiều hay ít là do xưa kia bạn thiếu chúng nhiều hay ít.

* Nhưng cũng có thể họ có nhiều duyên nợ với chúng sanh nhưng lại đi gieo nhân không con (như phá thai, sát sanh, giết người…) ở quá khứ hay tiền kiếp nên hiện tại lại phải trả nghiệp nên không có con. hoặc họ muốn có con thì phải sám hối, và làm thật nhiều việc tốt, hướng thiện và phóng sanh… Nói chung thì đường đi của Luật nhân quả rất phức tạp khó ai thấu hiểu hết.


Đức Phật dạy rõ chân tướng sự thật, người một nhà là do bốn loại quan hệ ấy mà tụ hợp. Gia đình là như thế, mà người trong một họ cũng là như thế. Ân, oán, nợ nần nhiều, bèn biến thành cha con, anh em một nhà hay ân oán, nợ nần ít hơn cũng có thể biến thành thân thích, bầu bạn. Do đó, giữa người và người với nhau đều có duyên phận. Bạn đi đường, một kẻ xa lạ gật đầu mỉm cười với bạn cũng là do duyên phận xưa kia. Thấy một kẻ xa lạ, vừa thấy kẻ ấy liền cảm thấy gai mắt cũng là do duyên phận trong quá khứ.

Phải hiểu rõ chân tướng sự thật, chúng ta khởi tâm động niệm chớ nên không cẩn thận, ngàn muôn phần đừng kết oán cừu với hết thảy chúng sanh, đừng nên có quan hệ nợ nần với hết thảy chúng sanh. Thiếu nợ phải trả cho sạch nợ, để tương lai hay đời sau khỏi phải đền trả nữa. Chuyện này rất phiền toái! Giáo huấn của thánh hiền Nho và Phật đều dạy chúng ta phải hóa giải ân oán. “Hóa giải” sẽ là phương pháp tốt lành nhất và viên mãn nhất.

Chúng ta cùng tìm hiểu sâu thêm về các mối quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái được trích từ “Những bí ẩn cuộc đời” để tham khảo thêm về vấn đề này nhé.
– Trong nhiều thế kỷ, gia đình là một tổ chức riêng biệt mà người gia trưởng là người cha, hay người mẹ, theo phong tục ở một vài xứ. Những tổ chức gia đình ấy vẫn luôn luôn tồn tại ở khắp nơi. Theo một quan niệm duy vật, người ta coi trẻ con như là một sở hữu của cha mẹ của chúng: Chúng sinh ra do bởi sự mang nặng đẻ đau và hy sinh của người mẹ; chúng được nuôi dưỡng do bởi sự làm lụng khó khăn vất vả của cha mẹ. Nói về phương diện vật chất, những người làm cha mẹ có một thể chất khỏe mạnh hơn, già dặn hơn thông minh hơn những đứa con; vì lẽ đó họ có quyền ngự trị trong gia đình.

Nhưng nói về phương diện tâm linh, thì không hề có vấn đề cha mẹ là tuyệt đối cao cả hơn con cái vì tất cả sinh linh trong Trời Đất đều là những đơn vị bình đẳng của toàn thể một cơ cấu rộng lớn. Trên bình diện tâm linh, cha mẹ không có sở hữu con cái, thậm chí cũng không phải là những người sáng tạo ra con cái. Họ chỉ là những phương tiện cho những linh hồn của những đứa con mượn chỗ đầu thai ở cõi thế gian. Một sự vận hành mầu nhiệm trong cơ thể họ khiến cho họ giao hợp với nhau trong một lúc và làm vận chuyển một cơ cấu cũng không kém mầu nhiệm, mà kết quả là sự cấu tạo và sinh ra một thể xác hài nhi. Thể xác đó trở nên chỗ nương ngụ của một linh hồn khác cũng tiến hóa như chúng ta. Linh hồn ấy nhất thời bị yếu kém vì cơ thể còn non nớt và chưa thể biết nói ngay được, trách niệm và bổn phận của chúng ta trong sự nuôi dưỡng cho nó lớn lên, đều là những kinh nghiệm rất quý báu cho ta. Đó là những kinh nghiệm để giúp ta tiến hóa trên con đường tâm linh và khai mở đức hy sinh và bác ái, với một tấm lòng thương cảm và trìu mến sâu xa thâm trầm.

Những sự việc tốt lành kể trên chỉ xảy ra khi người làm cha mẹ không có lòng chiếm hữu và áp chế con cái dưới một hình thức nào đó. Trong quyển “The Prophet”, ông Khalil Gibran viết như sau:


“Con cái của anh sinh ra, không phải là của anh.

Chúng nó chỉ là con cái của “Sự sống bất diệt trường tồn”
Chúng do  anh sinh ra, chớ không phải là của anh. Và tuy chúng sống chung với anh trong một nhà, nhưng chúng không thuộc quyền sở hữu của anh. Anh chỉ là những cái cung nhờ đó những đứa con anh lấy đà vùng vẫy, chẳng khác nào như mũi tên bắn ra tận bốn phương trời. Người Cung Thủ kéo sợi dây cung là nhằm mục đích hòa vui, và trong khi Người yêu cái mũi tên bay, Người cũng yêu cái cung còn ở lại.”

Đối với con cái, những bậc phụ huynh không nên có một thái độ áp chế quá vô lý của kẻ bề trên, hoặc một thái độ ganh ghét ruồng bỏ. Một thái độ bình thản ôn hòa là thái độ thích nghi nhất của người cha mẹ đối với con cái mà họ có bổn phận nuôi dưỡng chăm nom, dạy dỗ cho thật tốt. Họ chỉ có được thái độ ấy khi nào họ hiểu biết điều chân lý căn bản này, là tất cả chúng sinh, tất cả mọi sinh linh đều bình đẳng với nhau. Nói theo danh từ thường dùng trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce, những người làm cha mẹ là những con “Kinh vận hà” để cho nguồn sinh hoạt đi xuyên qua, và nhờ đó những linh hồn có phương tiện để đầu thai ở cõi trần. Bởi vậy những cặp nam nữ sắp sửa thành hôn được khuyên nhủ và dặn dò về tánh cách thiêng liêng của sự giao hợp giữa vợ chồng. Quan điểm này đúng với quan điểm triết học Ấn Độ cho rằng vấn đề tình dục và sinh lý giữa nam nữ có một ý nghĩa thiêng liêng và cao quý. Nhưng bất hạnh thay, khoa Thần học cổ truyền của đạo Gia Tô lại coi mọi vấn đề liên quan đến sự sinh dục như là dấu vết của tội lỗi. Do một sự hiểu lầm đáng tiếc về biểu tượng diễn tả trong Chương La Genèse của bộ Kinh, toàn thể nhân loại bị coi như là kết quả của “Tội lỗi nguyên thủy” gây ra bởi Adam và Eva. Tuy rằng hôn lễ hợp pháp hóa sự giao hợp giữa vợ chồng, người ta vẫn nghĩa rằng con cái được sinh ra trong vòng tội lỗi. Đó là những quan niệm sai lầm về vấn đề sinh lý tự nhiên của cơ thể con người theo như ý muốn của Thượng Đế.

Quan niệm sai lầm ấy có những hậu quả tâm lý rất tai hại, gây nên những sự dồn ép sinh lý, ý niệm tội lỗi và những xung đột tâm lý thuộc về loại trầm trọng và tê liệt nhất. Tuy nhiên, giải pháp đối tượng của vấn đề này không phải là tự do luyến ái, hay tự do thỏa mãn dục tính. Giải pháp thích nghi là sự thông hiểu một cách tường tận rằng khả năng sinh sản của con người là một quyền năng thiêng liêng.

Có với một người đàn bà ba mươi sáu tuổi hỏi ông rằng bà ấy còn hy vọng có con hay không, cuộc soi kiếp nói: “Bà hãy tự luyện mình thành một khí cụ tốt lành hơn về mọi mặt thể chất, trí não, và tâm linh. Người đời thường có thói quen chỉ xem sự thụ thai như một việc làm thuộc về thể chất mà thôi.”


Một cuộc soi kiếp khác nói: “Do sự giao hợp, con người có dịp tạo nên một đường vận hà để cho đấng Tạo Hóa có thể hành động xuyên qua nàng bằng quyền năng Sáng Tạo của Ngài. Vậy đương sự hãy cẩn thận coi chừng thái độ của mình và của người bạn trăm năm của mình khi các người tạo nên các cơ hội đó, vì linh hồn đầu thai vào làm con các người sẽ có một tánh tình tùy thuộc một phần nào ở thái độ của cha mẹ”.

Những cuộc soi kiếp cho biết rằng những mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái không phải do sự ngẫu nhiên tình cờ. Những sợi dây duyên nghiệp thường đã có sau từ những kiếp trước giữa người con với người cha và cả người mẹ hoặc chỉ người cha hay người mẹ. Trong những trường hợp rất hiếm mà sợi dây liên lạc đó không có, thì tình trạng gia đình tạo nên cái hoàn cảnh thích ứng với nhu cầu tâm lý của đứa trẻ. Những hồ sơ Cayce cho biết rằng vài đứa trẻ có một sợi dây duyên nghiệp với người cha mà không có với người mẹ, hoặc đảo ngược lại, có duyên nghiệp với người mẹ mà không có người cha Trong những trường hợp đó, thường có một trạng thái dửng dưng giữa đứa con với người cha hay người mẹ mà nó mới quen biết lần đầu tiên trong kiếp này. Những trường hợp dưới đây chỉ cho ta thấy một cách đặc biệt nhiều mối liên hệ khác nhau giữa cha mẹ và con cái.

Hai mẹ con người kia có một tình mẫu tử rất khắn khít: Họ đã là hai mẹ con trong kiếp trước. Hai cha con người kia cũng có một tình phụ tử nồng nàn: Trong một kiếp trước họ đã là hai anh em trong một gia đình. Một người mẹ không hạp với con gái của bà: Họ chưa từng có sự liên hệ gì với nhau ở trong kiếp trước. Giữa một người con gái kia với người mẹ của cô ấy, chỉ có một sự dửng dưng lạnh nhạt; cuộc soi kiếp cho biết kiếp trước hai người là hai chị em ruột nhưng lại có một mối bất hòa trầm trọng: Hai người thường xung đột cãi vả lẫn nhau, và vẫn chưa hòa thuận trở lại. Hai cha con người kia kiếp trước là hai vợ chồng. Một người mẹ và con gái thường xung đột lẫn nhau: Trong kiếp trước, họ là hai bạn gái tranh dành nhau một người đàn ông và tranh dành địa vị. Trong hai mẹ con người, người con trai hay lấn át người mẹ: Trong kiếp trước, họ là hai cha con, với sự liên hệ gia đình trái ngược lại.

Những trường hợp đó chỉ rằng sự hấp dẫn của con cái đến với cha mẹ là do bởi sự hành động của nhiều nguyên tắc. Những nguyên tắc đó nhiều đều ẩn dấu đối với cặp mắt phàm của chúng ta Những hồ sơ soi kiếp của Cayce giúp cho ta có những tài liệu suy gẫm, nhưng không có đầy đủ chi tiết để cho ta có thể dịch ra thành một định luật nhất định.
Theo luật hấp dẫn, những người đồng thanh khí và giống nhau về tâm tình tánh chất thường rút lại gần nhau hơn. Nhưng đồng thời vì những lý do duyên nghiệp nợ nần hay nhân quả nào đó, những kẻ thù nghịch cạnh tranh nhau và tâm tính tánh chất đối chọi nhau thường cũng hay rút lại gần nhau. Một thí dụ điển hình là trường hợp một đứa trẻ được ông Cayce soi kiếp khi mới lên năm tuổi. Cuộc soi kiếp cho biết những đặc tính của đứa trẻ là thói ích kỷ, sự thờ ơ lãnh đạm và ngoan cố không chịu phục thiện khi y có lỗi. Y có những khả năng tiềm tàng của một nhà khảo cứu khoa học. Trong một kiếp trước, y là một nhà sưu tầm về tiềm lực của hơi nước như là một khí cụ sản xuất tinh lực. Ở một kiếp trước, y là một chuyên viên hóa học chế tạo cac loại chất nổ, trong kiếp trước nữa y là một chuyên viên ngành cơ khí và đi l i về dĩ vãng một kiếp nữa, người ta thấy y là một kỹ sư điện khí ở châu Atlantidẹ Bốn kiếp dành cho sự hoạt động tích cực về ngành khoa học thực dụng đã làm cho đương sự hoạt động tích cực về ngành khoa học thực dụng đã làm cho đương sự phát triển những khả năng đặc biệt, nhưng y lại quá thiên về giá trị của khoa học vật chất mà khinh rẻ giá trị của tình thương, đức tính mỹ lệ, và sự hợp nhất tâm linh của mọi loài vạn vật.
Bởi đó, y có một thái độ thản nhiên lạnh lùng đối với người chung quanh. Cuộc soi kiếp còn cho biết rằng đứa trẻ ấy sẽ thành công vẻ vang trong kiếp này nếu nó theo đuổi ngành kỹ thuật điện khí, hay cơ khí dùng sức mạnh của hơi nước, và gồm một công việc có dùng đến sự tính toán bằng phép đại số. Lời tiên tri đã tỏ ra hoàn toàn đúng. Đứa trẻ ấy bây giời đã trở nên một viên kỹ sư điện khí và những điểm chính trong tánh tình của y đều giống y như cuộc soi kiếp đã tiết lộ, tuy rằng y đã có một sự thay đổi tánh tình nhờ ảnh hưỡng của hoàn cảnh gia đình trong kiếp hiện tại.
Nếu nói rằng theo luật đồng khí tương cầu, những người giống nhau sẽ rút lại gần nhau, thì trong trường hợp này có lẽ đứa trẻ đã sinh ra trong một gia đình khoa học trí thức, mà người cha có lẽ là một kỹ sư và người mẹ là một giáo sư toán pháp ở một trường Đại Học chẳng hạn. Nhưng trái lại, y lại sinh ra trong một gia đình gồm những người nuôi lý tưởng vị tha, không có óc hoạt động thực tế. Người cha có óc tín ngưỡng tôn giáo và thích hoạt động xã hội; người mẹ tuy rằng bề xã giao hơi kém, nhưng có khuynh hướng hoạt động xã hội do ảnh hưởng của người chạ Người anh cả của đứa trẻ cũng là một người có lý tưởng vị tha, và sự hoạt động chính của y trong đời là giúp đỡ kẻ khác.
Xét về bề ngoài, thì sự đầu thai của một đứa trẻ như thế trong gia đình kể trên chưa thể nói là do nhân quả gây nên. Tuy nhiên, dường như có một nguyên tắc sửa đổi, chấn chỉnh những điều thiên lệch để đem lại sự thăng bằng trong tâm tính của một con người.
Có thể rằng linh hồn đứa trẻ đã nhận thấy sự khuyết điểm của mình và đã chọn lựa đầu thai vào một gia đình có lý tưởng vị tha giúp đời, để cho y có cơ hội phát triển khía cạnh vị tha bác ái trong tâm tính của y.
Trong kiếp hiện tại, đứa trẻ luôn luôn có dịp tiếp xúc với những người mà mục đích chính trong đời là phụng sự kẻ khác. Óc thực tế của y thường ảnh hưởng đến những người khác trong gia đình một cách lành mạnh, trái lại, lý tưởng vị tha của họ hằng ngày đều nhắc nhở cho y biết rằng ngoài ra những giá trị thực tế và vật chất của cuộc đời, còn có những giá trị đạo đức tâm linh. Tuy rằng kinh nghiệm đó không có đem đến một sự thay đổi hoàn toàn trong cái giá trị căn bản của cuộc đời y là khoa học thực dụng, nhưng nó đã ảnh hưởng đến con người của y bằng cách làm cho y trở nên bớt ích kỷ khô khan và trở nên cởi mở hồn nhiên hơn về mặt giao tế ngoài xã hội.
Như thế, việc chọn lựa hoàn cảnh để đầu thai dường như đã đạt được mục đích sửa đổi tâm tính và cuộc đới của y ít nhất là một phần nào. Những tài liệu hồ sơ Cayce chứng minh một cách đầy đủ rằng những linh hồn sắp sửa tái sinh trở lại cõi trần có một ít là được tự do trong việc chọn lựa hoàn cảnh và gia đình nào họ muốn đầu thai đây cũng có thể là duyên nghiệp hay nợ nần gì với người cha, người mẹ. Có vài bằng chứng chỉ rằng đối với những linh hồn kém tiến hóa, thì sự tự do chọn lựa ấy có giới hạn, nhưng nói chung thì sự lựa chọn cha mẹ để đầu thai dường như là một cái đặc quyền của mỗi linh hồn.
Người ta không dễ hiểu lý do tại sao một linh hồn lại cố tình chịu đầu thai vào một nhà ổ chuột tôi tăm trong ngõ hẻm, với những cha mẹ bần cùng khốn khó, một thể xác yếu đuối bệnh tật, và những hoàn cảnh bất lợi khác. Xét qua bề ngoài thì dường như một sự chọn lựa như thế có vẻ vô lý, nhưng nếu xét kỹ người ta thấy rằng điều ấy cũng có một lý do sâu xa về nhân quả – nghiệp báo nên họ mới bị đầu thai vào đó nhưng lại có khi một linh hồn cố ý chọn lựa một hoàn cảnh xấu xa bất lợi để làm phương tiện lấy đà, hầu có nỗ lực cố gắng vượt qua mọi chướng ngại và chiến thắng nghịch cảnh.
Có một điều lạ là sự tự do chọn lựa ấy dường như là có một ảnh hưởng đến tỷ lệ chết yểu của trẻ con. Nói chung thì khi sinh ra, một linh hồn có thể thoáng thấy một phần nào cái viễn ảnh cuộc đời tương lai của mình ở thế gian, khi y chọn lựa cha mẹ của y và hoàn cảnh để đầu thai. Nhưng vì con người còn có quyền xử dụng ý chí, tự do nên luật Tự Nhiên khiến cho y không thể nào biết trước tất cả mọi việc xảy ra trong tương lai. Sau khi đã chọn lựa cha mẹ và sinh ra ở thế gian, một linh hồn có thể nhận thấy rằng những người làm cha mẹ của y không ứng đáp lại đúng y như nguyện vọng của y sở cầu. Bởi đó, cái mục đích của y nhắm khi đầu thai vào làm con trong gia đình ấy đã hỏng, vì y đã gặp phải những hoàn cảnh khác hẳn, nên linh hồn bèn không muốn sống nữa và tự ý rút lui.
Dưới đây là một trường hợp một thiếu phụ mà cuộc soi kiếp cho biết rằng trong một kiếp trước, nàng đã bị chết yểu. Kiếp này nàng đầu thai trở lại một gia đình nọ do bởi sự hấp dẫn của người mẹ, nhưng sau khi sinh ra nàng được ít lâu thì người cha bắt đầu say sưa chè chén, trở nên thô lỗ cộc cằn và đánh đập vợ con. Thất vọng vì cảnh gia đình ấy, linh hồn đứa trẻ bèn quyết định không sống nữa và sau một cơn đau ốm vặt thuộc về bịnh trẻ con, nàng bèn từ giả cõi trần để trở về chốn cũ! Cuộc soi kiếp cho biết rằng những sự “Rút lui” như thế là những hiện tượng rất thông thường. Nếu như vậy, thì sự chết yểu của trẻ con, ít nhất trong vài trường hợp, có thể ví dụ như sư rút lui âm thầm của một khán giả đi xem hát, bị thất vọng khi xem một màn đầu không được hấp dẫn, bèn lẳng lặng đứng dậy bỏ ra về. Trong vài trường hợp như trường hợp kể trên, một sự rút lui như thế có thể là do sự lỗi lầm của những người làm cha mẹ; nhưng trong những trường hợp khác, nó chỉ là do sự xét đoán sai lầm của linh hồn đầu thai.
Đôi khi, sự chết yểu của một đứa con vừa sinh ra có thể được coi như một kinh nghiệm đau khổ cần thiết cho những người làm cha mẹ. Đứa con chỉ sinh ra có một lúc ngắn ngủi với một tinh thần hy sinh, để đem lại cho một bài học đau khổ mà họ cần dùng, và nhờ đó họ sẽ có cơ hội tiến hóa về tinh thần.
Một điểm lý thú khác đã được xác nhận rõ ràng và nhiều lần trong những tập hồ sơ của Cayce, là lúc thụ thai không phải là lúc nào linh hồn của đứa trẻ nhập vào trong bụng người mẹ. Những cuộc soi kiếp thường khuyên các bà mẹ có mang hãy giữ gìn tư tưởng trong thời kỳ thai nghén, vì những tư tưởng của người mẹ có thể ảnh hưởng đến cái bào thai, và quyết định một phần nào về loại linh hồn nào sẽ đầu thai vào làm cho con họ.
Về điểm này và nhiều điểm khác nữa, người ta cần có những cuộc sưu tầm bằng khả năng khiếu Thần Nhãn. Sự sinh sản không phải là một sự tình cờ, và việc một đứa trẻ lọt lòng mẹ để chào đời không phải là một điều giản dị như người ta có thể tưởng. Về vấn đề này cũng như bao nhiêu vấn đề khác trên địa hạt nhân sinh, những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã tỏ ra vô cùng lý thú và hữu ích vì nó hé mở những chân trời mới lạ để dìu dắt những cuộc sưu tầm khảo cứu của người đời nay.

·        Kết:
Thực ra chỉ có những người nghiệp tương đối nhẹ mới có thể ước nguyện lựa chọn cha mẹ. Những người cực thiện sẽ đầu thai ngay về cõi lành (cõi trời), những người cực ác sẽ bị lôi kéo ngay vào các nơi xấu (địa ngục hay ngạ quỷ ), không thể tự mình quyết định nơi đầu thai.

Nói chung vẫn chủ yếu do duyên nghiệp của họ với người cha và người mẹ hoặc nghiệp người ấy đã gây tạo khi còn sống thế nào họ sẽ thác sinh về cõi giới tương ứng.
Bài trên chủ yếu nêu các vấn đề xảy ra trên thực tế, còn những việc sâu xa và các đường đi của duyên nghiệp hay nhân quả thì không thể dùng thuật thôi miên soi kiếp mà biết được vì rất phức tạp và còn rất nhiều nguyên do khác nữa, do đó cũng có những nhận xét chủ quan. Chúng ta đọc để tham khảo và suy ngẫm là chính, chứ không có bất kỳ một ai rõ được đường đi tường tận của Luật Nhân quả, nghiệp báo và luân hồi.
Theo Lang Nhin Cuoc Song

Bài viết cùng chuyên mục :

Độc thoại - Liều thuốc vô giá cho tâm hồn

Muốn có một tâm hồn đẹp, hãy tự nói chuyện với chính bản thân mình, biết đâu trong tiềm thức có những thứ tuyệt vời đang chờ đón, dẫn đường bạn. 


 

Chắc hẳn bạn vẫn có những mẩu độc thoại với chính mình. Đôi khi chúng ta có những thông điệp bên trong để kiểm soát và đánh giá những gì chúng ta trải qua trong một hoàn cảnh cụ thể. Những lúc khác chúng ta lại tự làm mình phấn khích khi sắp diễn ra một sự kiện quan trọng. Và rất thường xuyên, chúng ta phân tích và phân tích lại chính những gì đã diễn ra.

Những cuộc đối thoại này thường diễn ra trong đầu, chứ không phải bằng lời – vì thấy một người tự nói chuyện với chính mình có vẻ không phải là một cảnh tượng bình thường cho lắm. Nhưng theo nhà trị liệu tâm lý Lisa Ferentz, không gì có sức thúc đẩy mạnh mẽ hơn là tự nói với mình về chính mình.

Tự thoại – bằng lời hay bằng tâm trí – rất quan trọng vì cách nói chuyện này truyền tải cả ý nghĩa cho các trải nghiệm. Những gì đang diễn ra hoặc đã diễn ra không ảnh hưởng nhiều đến chúng ta bằng những liên tưởng tích cực hoặc tiêu cực mà chúng ta gán cho nó, gồm cả đánh giá của chính mình về vai trò của mình trong hoàn cảnh đó. Đây là những gì tác động đến chúng ta nhiều nhất và trở thành sự thật lâu dài theo nhận thức của chúng ta.

Nếu các đoạn tự thoại mang tính phán xét, chỉ trích, tủi hổ hoặc hướng đến sự hoàn hảo, nó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về giá trị, sự tự tin và năng lực bản thân.

Tự thoại tiêu cực như đặt một ra cái trần nhà bằng kính và cản trở chúng ta chấp nhận rủi ro, ngăn chúng ta trưởng thành cả về cá nhân và sự nghiệp. Nhưng nếu những đoạn tự thoại đầy cảm thông và khích lệ, đầy vị tha và lạc quan, thì nó khiến ta có thể vượt qua vết thương cũ và tự tin đối diện với những thử thách mới trong cuộc sống.

Khi chúng ta nhìn vào mình qua một lăng kính đầy tốt đẹp và cảm thông, nó sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận người khác. Khi chúng ta kiên nhẫn và cho phép mình mắc sai lầm, chúng ta trở nên rộng lượng hơn trong cách nhìn nhận người khác, và thấy dễ tha thứ cho những khiếm khuyết của họ hơn. Tự thoại tích cực cũng dẫn đến lòng hàm ơn, làm thay đổi suy nghĩ trong não theo hướng tích cực và tạo ra sự ổn định về thể chất và tinh thần.

Nói chuyện thân mật hơn với chính mình

Mặc dù những gì diễn ra ở thế giới bên ngoài không nằm hoàn toàn trong tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng ta vẫn có đủ khả năng thay đổi những đoạn độc thoại với mình. Rốt cuộc, ta không thể thay đổi những gì người khác nghĩ và cảm nhận – đó là lựa chọn của họ. Nhưng khi chúng ta xem xét suy nghĩ và giọng điệu dùng để truyền tải các suy nghĩ đó, ta có thể bắt đầu loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và những thông điệp khó nghe không mang lại lợi ích gì cho mình.


Chúng ta đi ngủ và tỉnh dậy với những suy nghĩ của mình. Những cuộc trò truyện nội tại định hướng mọi niềm tin, cảm xúc và các lựa chọn hành động của chúng ta. Do đó, thay vì cố gắng dập tắt âm thanh nội tại ấy, hãy lắng nghe nó. Nếu bạn không thích những gì mình nghe được, hãy luôn nhớ rằng bạn đủ khả năng để thay đổi nó. Nhờ đó, những đoạn tự thoại đầy tích cực có thể trở thành nền tảng của một thông điệp mới mẻ và nhiều cảm xúc hơn.

Đam mê hình thành như thế nào ?

Mỗi khi theo đuổi một đam mê, bạn sẽ phải vật lộn đấu tranh với cuộc chiến diễn ra trong chính tâm trí mình, người theo đuổi được đam mê đến cùng là người biết gạt bỏ những thứ tiêu cực, tập trung làm những điều mình mong muốn.


Tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu của mình và dành toàn bộ thời gian mà tôi đang sống để nỗ lực theo đuổi đam mê, thay vì sợ hãi hay nghi ngờ.

Cũng giống như tất cả mọi người, tôi đặt ra cho mình những mục tiêu. Mục tiêu là cái tôi muốn và cần phải đạt được. Mục tiêu là thứ khiến tôi nỗ lực không ngừng nghỉ mỗi ngày. Khi trưởng thành, mục tiêu với tôi không còn là những giấc mơ nữa. Tôi nhận thấy bản thân mình không còn MUỐN mục tiêu xảy ra, tôi cần chúng BẮT BUỘC phải xảy ra và tôi không có một lựa chọn thay thế nào khác. 

Tôi thiết lập dự định để làm những thứ mà tôi muốn đạt được. Tôi muốn có được sự tự do. Tự do nghĩa là làm việc ở nơi bạn muốn và khi nào bạn thích. Tôi muốn được đi du lịch và khám phá thế giới. Tôi muốn có sự ổn định về tài chính.

Tôi đã chán ngấy cảnh “ngắc ngoải” ngồi chờ phiếu lương hàng tháng. Tôi cũng phát ốm khi phải “vật lộn” với những khoản chi phí tăng lên hàng tháng. Tôi muốn giúp đỡ mọi người. Tôi muốn làm một điều gì đó thật ý nghĩa và đam mê.

Giai đoạn 1: Nhận ra

Năm ngoái, tôi bắt đầu nhận ra rằng bản thân có nhiều mục tiêu quan trọng hơn cần đạt được trong cuộc sống. Khi đó tôi đang có một công việc ổn định, có địa vị xã hội, có sức khỏe và sống rất tốt. Tuy nhiên, tôi luôn cảm thấy có một cái gì đó trống rỗng trong con người mình. Thậm chí ngay cả khi tôi có một công việc trong mơ, một căn hộ đẹp, và rất nhiều cô gái vây quanh, tôi vẫn cảm thấy mình thiếu một cái gì đó. Và tôi gọi tên nó là đam mê.

Tôi không còn đam mê trở thành nhân viên xuất sắc nhất công ty. Tôi cũng không còn đam mê dành toàn bộ thời gian của mình để biến giấc mơ của ai đó thành hiện thực. Tôi bắt đầu cảm thấy khó khăn khi ngày nào cũng cố bước ra khỏi giường và lặp lại những công việc giống nhau. Tại sao tôi phải bó buộc bản thân vào một công việc nhàm chán suốt cuộc đời? Tại sao tôi phải “tự làm khổ mình” khi ra khỏi giường mỗi sáng để kiếm tiền trả cho các loại hóa đơn?

Tôi nghĩ đã đến lúc bản thân cần phải thay đổi. Đã đến lúc tôi nên biết mình thực sự muốn gì và cố gắng đạt được điều đó.

Giai đoạn 2: Theo đuổi

Đã 8 tháng kể từ ngày tôi quyết định trở thành một blogger. Trong khoảng thời gian đó, tôi đã phải xoay sở để sắp xếp một công việc toàn thời gian, tập luyện cho một cuộc thi thể hình, lập một kênh YouTube, bắt đầu công việc kinh doanh riêng, viết bài cho những trang web truyền cảm hứng lớn nhất thế giới và duy trì cuộc sống thường ngày. Những việc này nghe thì có vẻ rất to tát, nhưng trên thực tế chúng diễn ra đằng sau cánh cửa đóng kín.

Không lâu trước đó, tôi từng bị “ám ảnh” bởi tiếng chuông đồng hồ báo thức lúc 7 giờ mỗi sáng. Nhưng giờ đây, thức dậy từ 4 giờ sáng, đi tập gym để giữ thân hình săn chắc, làm việc chăm chỉ để công việc kinh doanh thuận lợi, viết bài thật hay và đăng tải nhiều thông tin hữu ích lên YouTube... đều trở nên quen thuộc với tôi. Tôi cảm thấy như cả vũ trụ đang mỉm cười với mình và tôi hào hứng làm mọi thứ không một ý nghĩ tiêu cực hay phút giây trì hoãn nào. Tôi làm những điều mình có thế mạnh và mong muốn đạt được.

Tôi không còn quan tâm việc phải thức dậy từ 4 giờ mỗi sáng để đi tập thể dục. Tôi cũng không quan tâm những cuộc gọi điện với khách hàng xuyên bữa trưa. Tôi không để ý việc mình phải thức muộn mỗi đêm để viết bài, làm video hay lên kế hoạch cho việc kinh doanh. Mọi thứ tự động theo một dòng chảy và tôi luôn hào hứng khi rời khỏi giường mỗi ngày. Tôi dành thời gian cho những người mà mình yêu quý. Tôi từ chối gặp những người tiêu cực hoặc người hay bàn lùi. Tôi nhìn thấy mặt tích cực trong mọi vấn đề.

Giai đoạn 3: Gặp cản trở

Đến một ngày, tôi gặp cản trở khi nghi ngờ đam mê của chính mình. Dòng chảy của những suy nghĩ tích cực dừng lại và tôi mơ hồ về mọi thứ. Thức dậy từ 4 giờ sáng không còn là việc khó khăn, cố gắng vươn lên trở thành nhân viên xuất sắc cũng rất đơn giản, nhưng tại sao tôi lại cảm thấy chán nản với những bài viết và công việc kinh doanh riêng của mình? Chuyện gì đã xảy ra vậy? Mọi thứ đều rất dễ để bắt đầu, nhưng vì sao duy trì chúng lại khó khăn đến vậy?

Tôi đã cố phân tích và nhận ra rằng thứ duy nhất thay đổi chính là suy nghĩ của tôi. Tôi có một người bạn đang gặp chuyện buồn và cô ấy cần sự an ủi của tôi. Nhưng dù đã cố gắng hết sức, tôi vẫn không thể có mặt mọi lúc cô ấy cần. Tôi bắt đầu cảm giác mình không có đủ thời gian cho bạn bè khi họ cần mình. Tôi cảm thấy bản thân trở nên thất bại và không còn dẫn đầu như vẫn nghĩ.

Tôi bị kiệt sức, cả về thể xác lẫn tinh thần. Thức dậy từ 4 giờ sáng bỗng trở thành nỗi sợ hãi đối với tôi. Thành công trong công việc và cố gắng kết nối với mọi người cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tôi không còn cảm nhận được một chút năng lượng hay thời gian nào để theo đuổi mục tiêu nữa. Tôi bắt đầu đặt câu hỏi: Liệu những nỗ lực của mình có thực sự đáng giá? Tôi có thể đạt được mục tiêu hay không và nếu đạt được, tôi sẽ phải trả giá những gì? Nếu tôi bỏ qua bạn bè để theo đuổi mục tiêu, tôi có còn là chính mình hay không?

Giai đoạn 4: Thay đổi suy nghĩ

Tôi hâm mộ Tony Robbins và bắt đầu xem những video của ông ấy hàng ngày. Tôi muốn khích lệ bản thân và tôi biết mình cần sự hỗ trợ. Tôi cần thay đổi suy nghĩ. Thay vì tìm kiếm sự thỏa mãn khi từ bỏ công việc toàn thời gian hiện nay, tôi cố gắng suy nghĩ theo hướng tích cực rằng đó là công cụ giúp tôi trả tiền thuê căn hộ rộng rãi hàng tháng và cũng là công cụ nuôi sống bản thân tôi trên con đường thực hiện ước mơ.

Tôi không còn coi việc dậy sớm như một nhiệm vụ nữa, tôi nhận ra mình có thêm thời gian rảnh rỗi để check email hoặc lập kế hoạch cho ngày mới sau giờ tập gym. Thay vì ám ảnh với ý nghĩ bỏ rơi bạn bè, tôi nhận ra rằng mình chỉ có thể cho đi những thứ trong khả năng. Tôi cũng chỉ là con người và tôi không thể trao toàn bộ thời gian và năng lượng của mình cho người khác khi chưa dành đủ những thứ đó cho bản thân mình.

Trong cuộc sống, chúng ta không thể giúp đỡ người khác nếu chưa thể giúp chính bản thân mình. Mỗi người có một con đường riêng để đi và trên con đường ấy, bạn phải xác định điều gì là quan trọng nhất với mình. Chỉ cần bạn không từ bỏ những người thân yêu, họ vẫn là chốn bình yêu để bạn trở về, bất kể bạn gặp bất cứ khó khăn nào trong cuộc sống.

Giai đoạn 5: Cuộc chiến của đam mê

Khi theo đuổi đam mê, bạn sẽ luôn phải trải qua những cuộc chiến trong chính con người mình. Liệu mình có đủ giỏi để thành công? Liệu mình có thể đạt được mọi thứ mà mình muốn? Và khi những tranh cãi này nổ ra, tôi biết rằng bản thân sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn sau những cuộc chiến.

Rút cuộc, chúng ta đều là con người và đều có những nỗi sợ, mối nghi ngờ. Nhưng tôi quyết định sẽ không lắng nghe “tiếng nói” của nỗi sợ và sự nghi ngờ. Sẽ chẳng có điều gì tốt đẹp đến từ sự nghi ngờ cả. Tôi lựa chọn không lắng nghe nghi ngờ, bởi nếu lắng nghe, tôi sẽ không thể tiếp tục theo đuổi mục tiêu và tôi sẽ phải hối tiếc trong suốt phần đời còn lại.

Tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu của mình và dành toàn bộ thời gian mà tôi đang sống để nỗ lực theo đuổi đam mê, thay vì sợ hãi hay nghi ngờ.

Người hướng nội - Vũ khí bí mật của các công ty hiện đại

Được xem là thiểu số trên thế giới, những kẻ kém cạnh trong môi trường làm việc, thế nhưng người hướng nội có những khả

Những người hướng ngoại luôn được yêu mến ở các văn phòng thời hiện đại. Người ta vẫn cho rằng, để thành công ở nơi làm việc trong thế kỷ 21, bạn cần phải bạo dạn, cởi mở và nhiệt tình.

Rõ ràng những người hướng ngoại có thể trở thành những nhân viên tuyệt vời. Nhưng người hướng nội cũng có những thế mạnh đặc biệt của mình, những thứ mà số đông người hướng nội sở hữu. Dưới đây là 4 năng lực được các các nhà quản lý đến từ nhiều công ty nổi tiếng như Apple, Microsoft, và SAP nhận diện ở các nhân viên xuất sắc:

 
Tư duy xét đoán

Trong một nền kinh tế thông tin, tư duy xét đoán là một năng lực được đánh giá rất cao. Những nhân viên giỏi nhất cần phải giải quyết được các vấn đề mới, cân nhắc các dữ kiện và đưa ra những lý luận đầy thuyết phục.

Trong một cuốn sách của mình, tác giả Cal Newport gọi khả năng sử dụng thành thục các kỹ năng này là “làm việc chuyên sâu”, và cho rằng đây là yếu tố chủ chốt dẫn đến thành công trong một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu.

Laura Helgoe, trong cuốn sách “Introvert Power”, cho rằng những người hướng nội hay bị hút về phía sự cô lập và bền bỉ, những yếu tố cần thiết để làm việc chuyên sâu. Và trở ngại lớn nhất với quá trình làm việc chuyên sâu chính là những lần gián đoạn mang tên “thường xuyên kết nối” – một thứ mà những người hướng nội luôn tìm cách tránh.

Sáng tạo

Sáng tạo là khả năng nhìn thế giới bằng những cách mới – để khám phá những mô thức còn ẩn giấu, tìm ra những giải pháp mới và tạo ra những sản phẩm mới có khả năng thay đổi cuộc sống của chúng ta.

Theo nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi, người hướng nội hay hướng ngoại đều không bị giới hạn về sức sáng tạo. Nhưng mỗi nét tính cách lại có những điểm mạnh về sáng tạo khác nhau.

Người hướng ngoại rất giỏi dẫn dắt cuộc đối thoại và đóng góp vào các cuộc thảo luận động não. Trong khi đó người hướng nội lại chú ý lắng nghe người khác và chăm chú quan sát khi các sự kiện diễn ra. Điều này có nghĩa là họ có thể nhận thức được vấn đề với sự mạch lạc, độ sâu xa và tính khách quan lớn hơn hẳn.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết tư duy sáng tạo sẽ thăng hoa ngay khi người ta chú ý vào những khía cạnh tiêu cực trong công việc của mình. Những người có thể nhìn thấy rõ vấn đề, xem xét các nguyên nhân gốc rễ và cảm thấy lo lắng về hậu quả thường là những người sáng tạo nhất.

Cộng tác

Ai cũng biết người hướng nội rất kỵ kiểu văn phòng có không gian làm việc chung. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ thiếu hiệu quả khi làm việc nhóm.

Trong một nghiên cứu năm 2010, các nhà nghiên cứu cho biết những nhóm làm việc tốt nhất đều có sự đóng góp cân bằng của người hướng nội và hướng ngoại. Một lãnh đạo hướng nội thường thành công khi dẫn dắt một nhóm có đa số là người hướng ngoại.

Người này sẽ đặt ra những câu hỏi đúng hướng, khuyến khích tư duy mới mẻ, và giúp cả nhóm tạo ra một viễn cảnh nhất quán để giúp công việc tiến triển tốt đẹp. Trong khi đó, một lãnh đạo hướng ngoại lại có sở trường là tạo động lực thúc đẩy cho một nhóm gồm nhiều người hướng nội và giúp họ tiến về phía trước.

Giao tiếp

Đây có vẻ là đặc điểm dễ phân biệt người hướng nội và hướng ngoại nhất. Dường như ai cũng nghĩ là người hướng ngoại sẽ giỏi giao tiếp hơn, và điều này có thể đúng nếu bạn coi giao tiếp là khả năng ứng biến khi nói chuyện.

Tuy nhiên, giao tiếp còn vượt ra ngoài khả năng ăn nói của một người trước đám đông. Sự giao tiếp mạch lạc là khả năng đoán trước những gì người nghe biết và sau đó đặt thông điệp của bạn trong một ngữ cảnh thích hợp để người nghe có thể hiểu được. Và người hướng nội rất có ưu thế trong vấn đề này.

Về cơ bản, người hướng nội có xu hướng suy ngẫm và chọn lọc suy nghĩ của mình. Quá trình nhận thức mãnh liệt và liên tục này giúp họ tiếp cận tốt hơn với ký ức trước khi tiếp nhận kiến thức mới. Nhờ vậy họ hiểu rõ hơn và có thể tìm ra cách giúp người khác nắm được thông tin hoặc các kỹ năng mới.

Sự tự tin thầm lặng

Mặc dù đôi khi đúng là người hướng nội phải chịu bất lợi trong chốn công sở ở thế kỷ 21, nhưng không phải là do họ kém cỏi hay ít giá trị hơn. Đơn giản là nhiều nhà quản lý không nhận ra được sở trường của những nhân viên thầm lặng kín tiếng.

Nếu các công ty tạo ra được những không gian riêng tư nơi người hướng nội có thể làm việc hiệu quả và tổ chức các buổi họp sao cho họ có thời gian đóng góp ý kiến của mình, thì chắc chắn điểm mạnh của cả 2 nhóm người hướng nội và hướng ngoại sẽ được khai thác triệt để.

Đừng tưởng thành công khi đi học là đủ vốn, "trường đời" sẽ còn dạy bạn nhiều bài học đắt giá!

Khi còn nhỏ, cha mẹ, thầy cô đều dạy rằng, nếu muốn thành công thì nhất định phải học tập chăm chỉ và học giỏi. Nhưng thực tế, bao nhiêu sinh viên loại giỏi, học sinh ưu tú thành công khi trưởng thành? Họ là những cô gái, chàng trai học tốt và rất kỉ luật ở trường. Họ nộp bài tập đúng hạn, luôn đạt được điểm tốt trong các kì thi... Nhưng thực tế, những điều này không thể giúp họ kiếm ra nhiều tiền. Tại sao lại như vậy?

Kiến thức ở trường học không đủ để thành công 
 
Thực ra, một cuộc sống tốt đẹp và thành công không chỉ phụ thuộc vào thành tích học ở trường của bạn. Tôi không khuyến khích bất kỳ ai bỏ học. Tất cả những môn học như toán học, văn học, âm nhạc, thể dục ... đều hữu ích đối với chúng ta. Nhưng chương trình đào tạo của các trường học không hoàn hảo, thậm chí nó tạo cho học sinh một số thói quen xấu.

Ví dụ như, nhiều người luôn ở trạng thái chờ đợi để được chọn, chỉ làm điều gì đó khi có sự cho phép, thay vì chủ động sáng tạo và bắt đầu thực hiện mơ ước riêng.

Về cơ bản, để thành công ở trường học, bạn phải vâng lời, thành tích của bạn phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên. Tuy nhiên, học sinh, sinh viên còn quá nhiều thứ cần phải học bên ngoài nhà trường.

Để thành công trong cuộc sống, bạn phải làm khác đám đông. Lẽ ra, bên cạnh kiến thức cơ bản, học sinh, sinh viên nên được học cách để trở thành một người hạnh phúc, cách duy trì một mối quan hệ lành mạnh, phương pháp làm việc thông minh để năng suất và hiệu quả hơn...

Không học giỏi ở trường không có nghĩa là bạn sẽ thất bại

Mặc dù những người có bằng giỏi sẽ có nhiều cơ hội hơn trong tương lai bởi họ có kỹ năng và kiến thức cơ bản vững chắc. Nhưng, các số liệu thống kê cho thấy, không phải tất cả học sinh "cá biệt" khi đi học đều thất bại trong cuộc sống.

Chắc hẳn bạn biết Steve Jobs, Richard Branson, Oprah Winfrey, Jim Carey và nhiều người nổi tiếng khác không hề học xuất sắc ở trường, thậm chí còn bỏ học. Theo thống kê từ năm 1959 đến năm 2007, trong số những người thành công nhất thế giới, ít nhất 768 người từng bỏ học.

Tỷ phú: 26 người

Đoạt giải Nobel: 10 người (6 giải Nobel văn học, 2 Nobel hòa bình, 1 Nobel vật lý và 1 Nobel hóa học)

Những tác giả bán chạy nhất: 56 người

Và danh sách còn tiếp tục kéo dài hơn nữa....

Bạn đã hiểu sự khác biệt giữa học giỏi ở trường và thành công trong cuộc sống?

Cuộc sống là một bài học thực sự dài. Bạn khó có thể đánh giá thành công của một người dựa vào một phần cuộc sống của họ.

Ra khỏi nhà trường, bạn vẫn cần học hỏi thêm nhiều điều nữa. Đừng bao giờ nghĩ rằng nhà trường đã dạy cho bạn đủ kiến thức, những quy tắc trường học dạy bạn là tốt nhất cho cuộc sống của bạn. Những cũng đừng vội phá vỡ các quy tắc trừ khi bạn đã hiểu nó sâu sắc.

Nếu bạn đang là giáo viên, hay phụ huynh, đừng chỉ tập trung vào thành tích học tập của con. Hãy cố gắng khuyến khích trẻ thể hiện tiềm năng, xây dựng sự tự tin và những hành trang tốt nhất cho cuộc sống thực tế trong tương lai.