Những điều cần biết về Hội chứng hô hấp MERS
.

Pages

Những điều cần biết về Hội chứng hô hấp MERS

Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) lần đầu tiên được phát hiện trên cơ thể người là năm 2012. Theo thông tin do tổ chức Y tế thế giới WHO cung cấp, vi rút nguy hiểm này xuất phát từ một gia đình ở Ả rập Saudi, các nhà khoa học cho rằng họ bị lây chủng vi rút MERS-CoV từ lạc đà.



Sự bùng nổ của dịch bệnh đang gia tăng ở bán đảo Ả Rập, đặc biệt là ở Ả Rập Saudi. Kể từ tháng 4-2012 và tính đến 30-5-2015, đã có 1.172 trường hợp (trong đó có 479 trường hợp tử vong) đã được báo cáo bởi các cơ quan y tế trên thế giới, theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu.

Dịch bệnh có thể xâm nhập Việt Nam?

Ngày 3/6, truyền thông Hàn Quốc xác nhận có thêm 5 người mới nhiễm virus Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), nâng tổng số bệnh nhân trên toàn thế giới lên 1.179 người trên 26 quốc gia. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị loại virus nguy hiểm này.
Tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp nguy hiểm (MERS-CoV) ngày 2-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tỏ ra lo lắng: “Việt Nam và Hàn Quốc có mối quan hệ giao thương lớn, lượng người đi về giữa hai nước trên phương diện du lịch, làm việc, chữa bệnh khá lớn. Ngoài ra, công dân Việt Nam đi công tác, học tập, lao động trở về từ vùng có dịch hay công dân từ các quốc gia đi qua vùng có dịch vào Việt Nam… khá đông. Tổng số người nhập cảnh từ 9 quốc gia có dịch từ đầu năm 2015 đến nay là trên 23.000 người, gần 5.000 người/tháng qua 2 cửa khẩu Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện Việt Nam có trên 20.000 lao động đang làm việc tại vùng Trung Đông. Đây là nguy cơ lây lan dịch bệnh nếu không được kiểm soát tốt”.

Mers là gì?

Dịch bệnh Mers (Middle East Respiratory Syndrome) - đây là một vi rút thuộc họ Coronavirus. Coronavirus là một họ vi rút lớn, bao gồm vi rút cảm lạnh thông thường và vi rút SARS (hội chứng hô hấp cấp nặng). Tuy nhiên, Mers khác với các coronavirus khác được tìm thấy trên người từ trước tới nay.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Mers?

Hầu hết mọi người bị nhiễm coronavirus Mers phát triển bệnh hô hấp cấp với các triệu chứng sốt, ho và khó thở. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, cho đến nay, cứ 10 bệnh nhân nhiễm Mers lại có 3-4 người đã tử vong. Hầu hết trong số đó được điều trị trong điều kiện y tế cơ bản với hệ thống miễn dịch yếu.


- Tuy có cùng gốc với virus SARS nhưng MERS có tỷ lệ tử vong lên đến 38%, cao gấp 4 lần virus SARS từng giết chết 774 người trên toàn thế giới vào năm 2003.
 - Chưa rõ vi rút đến từ đâu, mặc dù có khả năng vi rút này bắt nguồn từ động vật. Ngoài người, vi rút MERS đã được phát hiện trên lạc đà ở Qatar và dơi ở Ả rập Xê út.


- MERS có thể lây giữa những người có tiếp xúc gần.

- Các triệu chứng gồm triệu chứng hô hấp cấp tính và nặng, kèm theo sốt, ho, ngạt thở và khó thở.

- Bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị. Bệnh nhân được dùng các thuốc hỗ trợ để giảm triệu chứng và điều trị biến chứng.

-  Khoảng một nửa số người nhiễm tử vong.

- Để tự bảo vệ mình, hãy luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường xuyên (trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh), tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng hô hấp cấp và tránh tiếp xúc với động vật.Nếu có tiếp xúc, hãy rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.


- Mặc dù hiện chưa có khuyến cáo nào về việc du lịch tới các nước thuộc bán đảo Ả rập hoặc những nước đã có báo cáo về ca bệnh, song những người từ 65 tuổi trở lên, bị bệnh mạn tính nên tiêm vắc xin chống nhiễm trùng do phế cầu. Những người thường xuyên đi du lịch tới Trung Đông được khuyên nên tiêm vắc xin cúm và viêm não.

- Nếu có sốt và các triệu chứng của bệnh đường hô hấp dưới, như ho hoặc khó thở, trong vòng 14 ngày sau khi trở về từ bán đảo Ả rập hoặc các có báo cáo về ca bệnh, cần đi khám bác sĩ ngay và cho bác sĩ biết về chuyến đi của mình.
Theo Asiaone