BA CHỊ EM NHÀ HỌ TỐNG
.

Pages

BA CHỊ EM NHÀ HỌ TỐNG

Lịch sử Trung Hoa đầu thế kỷ 20 chi phối bởi ba chị em nhà họ Tống. Đó là Tống Ái Linh, Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh.
Có thể khái quát như thế này : Nếu như Tống Ái Linh là người đàn bà yêu tiền, rất yêu tiền, thì tống Mỹ Linh là người đàn bà thích quyền lực còn Tống Khánh Linh là người đàn bà yêu nước Trung Hoa. Do vậy ba người phụ nữ này tìm được cho mình những người chồng phù hợp, giúp họ đạt được mục đích đó.



Chồng của Tống Ái Linh là Khổng Tường Hy,  nhà tài phiệt, một thương nhân giàu có, đại diện của hãng dầu Standar Oil ở Trung Hoa và từng là bộ trưởng Bộ tài chính của Trung Hoa.
Chồng của Tống Khánh Linh là Tôn Trung Sơn, là người đặt nền móng của Đảng Cộng Sản Trung Hoa.
Chồng của Tống Mỹ Linh là Tưởng Giới Thạch, thủ lĩnh của Quốc dân Đảng.

Ái Linh nhiệt tình, cởi mở.
Khánh Linh đoan trang, nhã nhặn.
Mỹ Linh hiếu thắng, sắc sảo.

Ba cô con gái mỗi người một tính, theo đuổi mục tiêu khác nhau mặc dù thương yêu và hết lòng vì nhau, nhưng mỗi người có một lý tưởng riêng.
Và chính cái riêng đó, làm cho ba chị em nhà họ Tống tỏa sáng.

Cha của ba cô gái này là Tống Gia Thụ. Cuộc đời của ông là một hành trình dài từ một cậu bé nghèo, năm 13 tuổi theo người chú hờ đi buôn sang Mỹ, bị bóc lột sức lao động khi bán hàng tạp hóa. Ông Tống trốn thoát thân lên môt chiếc thuyền ở tuổi 15 và được đào tạo thành một người truyền đạo Thiên Chúa Giáo ở Mỹ.

10 năm sau anh trở về Trung Hoa để bắt đầu nghề truyền giáo, nhưng không mấy hứng thú với nghề này, mặc dù ông giỏi. Sau đó ông rẻ sang một ngã rẻ khác là kinh doanh ngành in ấn sách Kinh thánh và bắt đầu giàu có lên nhờ cái xưởng in sách này.

Ở Trung Hoa bấy giờ có tục bó chân bé gái. Việc bó chân này bắt đầu từ năm 5 tuổi. Người ta lấy một miếng vải dày quấn quanh chân, bẻ gập tất cả các ngón chân xuống, trừ ngón chân cái và quấn chặt lại. Mỗi ngày siết vào một ít cho đến khi 4 ngón thối và rụng đi, chỉ còn một ngón cái, như bông sen bị rụng hết cánh, chỉ còn lại đài sen.

Việc bó chân như vậy làm cho phụ nữ không thể chạy nhảy, đi lại rón rén và suốt đời phụ thuộc vào người đàn ông. Có bị đánh cũng không dám chạy.
Người đàn ông cực kỳ nâng niu và trân trọng đôi chân bé nhỏ này. Nếu như người phụ nữ phương Tây quyến rủ ở bộ ngực khủng, thì phụ nữ Trung Hoa quyến rủ ở đôi chân bé nhỏ này. Điều này càng làm cho phong trào bó chân kìm cặp và hành hạ những người phụ nữ Trung Hoa trong một thời gian quá dài.

Nhưng may mắn thay, vợ của Tống Gia Thụ không bị bó chân, vì mỗi lần bị bó chân là bị sốt. Bà có hai nhược điểm lớn của người phụ nữ lúc bấy giờ là đôi chân to và học cao, dù gia đình của bà rất giàu có và danh giá. Được anh rể là bạn của Tống Gia Thụ giới thiệu, bà nhanh chóng gật đầu. Bà sinh cho nhà họ Tống ba người con trai và 3 cô con gái.  Sau này 3 cô con gái được bà dạy cầm – kỳ – thi – họa rất chỉnh chu. Lúc cuối đời, bà bị ốm. Ba cô con gái về thăm và cùng chơi đàn violon và piano cho bà nghe: rất tình và rất thương.

Đầu tiên là Tống Ái Linh.


Tống Ái Linh được cha cho sang Mỹ du học năm 16 tuổi. Lúc ấy ở Mỹ nổi dậy phong trào tẩy chay người Trung Hoa vì người Mỹ cho răng họ dành hết việc làm của người Mỹ: giá nhân công bằng ½, cần cù và không đình công. Lúc đó người Mỹ cứ thấy người Hoa là đánh cho đến chết, thậm chí lột da đầu, rất bạo tàn.
Để cho con gái tránh nghịch cảnh này, cha cô làm cho cô Hộ chiếu Bồ Đào Nha. Ái Linh là con gái đầu nên thời của Ái Linh còn khó khăn khi cha cô phát triển xưởng in. Do vậy, cô được cha truyền đạt lại các kinh nghiệm về buôn bán, giao thương nên Ái Linh rất giỏi về mảng này. Sang Mỹ, cô học tiếp về mảng này nên càng giỏi hơn.

Cha cô có người bạn là Tôn Trung Sơn, là người dẫn đầu phong trào đánh Thanh, khôi phục nhà Minh và đặt nền tảng cho Đảng cộng sản TQ sau này. Ông Tống coi Tôn Trung Sơn là người bạn chí cốt, ông tìm thấy lý tưởng của cuộc đời mình trùng với Tôn Trung Sơn nên hết lòng hỗ trợ Trung Sơn về mặt tiền bạc Nói chung là không tiếc tiền và thậm chí đưa tính mạng của toàn thể gia đình mình vào thế nguy hiểm khi ông in truyền đơn cho Tôn Trung Sơn.

Ở tuổi 49, Trung Sơn đã có vợ ở quê và ba đứa con. Nhưng ông không hề yêu bà mà đây là một cuộc hôn nhân sắp đặt. Nhưng vợ ông là người phụ nữ truyền thống, hết lòng chăm con và thủ tiết với chồng. Ái Linh vừa giúp cha phát triển kinh doanh, vừa là thư ký của Trung Sơn. Trung Sơn thấy Ái Linh trẻ đẹp và rất được việc, nghĩ có thể giúp ông được nhiều việc về sau nên đặt vấn để với ông Tống đòi cưới Ái Linh làm vợ, dù Trung Sơn lúc bấy giờ bằng tuổi cha cô.

Ông Tống phản đối việc này và muốn cắt liên hệ với Trung Sơn. Dù vẫn tiếp tục làm việc nhưng tình thân đã giảm sút hơn trước.

Trong thời gian cả gia đình ông Tôn và ông Tống chạy trốn sang Nhật. Ở đây Tống Ái Linh gặp Khổng Tường Hy, là thương gia có tiếng tăm và tốt nghiệp tiến sỹ Kinh tế ở Mỹ. Khổng Tường Hy đã gặp Tống Ái Linh trong một buổi dạ tiệc ở Mỹ và ngưỡng mộ tài năng của Ái Linh. Nên khi gặp lại, hai người có cảm tình, yêu nhau và cưới nhau trong thời gian này.

Ái Linh là một người yêu tiền, cực kỳ yêu tiền và tiền càng nhiều càng đẹp. Do vậy khi về quê Khổng Tường Hy ở Sơn Tây, mặc dù đường sá xa xôi và phải đi ngựa đi kiệu mới đến nơi. Nhưng khi đến dinh cơ của họ Khổng thì Ái Linh sáng mắt ra khi thấy dinh cơ biệt thự và 500 người hầu hạ trong nhà.

Từ đây cuộc đời Ái Linh bước sang một trang mới và bà là người đưa cả gia tài họ Khổng và họ Tống lên một nấc thang dài. Đứng sau bà là một đoàn kế toán và thư ký chuyên giúp bà phát triển kinh doanh và tài sản. Vợ chồng bà đã lũng loạn tài chính của Trung Hoa một thời gian dài đầu thế kỷ 20.

Tống Khánh Linh


Bà là con gái thứ hai, tính tình đằm thắm và sống có lý tưởng. Khi còn học ở Mỹ bà đã rất ngưỡng mộ những gì Tôn Trung Sơn làm cho Trung Hoa. Khi về nước, bà lập tức thay vị trí của Ái Linh làm thư ký cho Trung Sơn, đặc biệt giúp ông phần viết lách. Những ngày tháng ở gần Tôn Trung Sơn là những ngày vui sướng của cuộc đời bà, vì bà được sống với lý tưởng của mình. Và bà tìm được sự đồng điệu trong lý  tưởng sống của hai người.

Nếu như ông Tôn thành công trên chính trường thì chưa chắc Khánh Linh đã hết lòng với ông như vậy. Còn Tôn Trung Sơn thất bại quá nhiều trên con đường đến với lý tưởng thơ ngây của mình, nên khi gặp Khánh Linh, ông như mảnh ruộng khô hạn nứt nẻ mấy mùa được mưa rào tắm tưới.

Và chuyện gì đến…sẽ đến. Hai người yêu nhau. Lúc ấy Tôn Trung Sơn 50 tuổi, còn Tống Khánh Linh mới tròn 20. Một lần nữa, cha của Khánh Linh cực lực phản đối việc này và giam lỏng Khánh Linh trong phòng, có người trông coi.


Khánh Linh viết một bức thư nhờ người hầu gửi bưu điện cho Tôn Trung Sơn, lúc ấy đang ở Nhật, bày tỏ muốn trốn sang Nhật với ông. Tôn Trung Sơn lập tức viết thư trả lời ông cần Khánh Linh và muốn bà sang với ông càng sớm càng tốt.

Khánh Linh nhân lúc sơ hở của người hầu, trèo tường trốn ra sông, bắt thuyền sang Nhật. Thuyền vừa cập bến, Tôn Trung Sơn tổ chức lễ cưới với Khánh Linh ngay sau đó. Coi như chuyện đã rồi.

Cha của Khánh Linh bắt thuyền phi sang Nhật để ngăn cản, nhưng đã muộn một bước. Ông cắt đứt và từ mặt hai người. Sau này ông mất ở tuổi 52, trước khi mất ông nói: Đáng lẽ tôi không nên cho ba đứa con gái đi du học, nó chỉ bắt tôi làm theo ý nó không.

Khánh Linh tiếp tục sát cánh phò trợ Tôn Trung Sơn như vậy trong cuộc đấu tranh của Đảng Cộng Sản Trung Hoa. Đến lúc Tôn Trung Sơn mất, bà vẫn thủ tiết và tiếp tục ủng hộ sự nghiệp chính trị của Tôn Trung Sơn. Bà xứng đáng là Quốc Mẫu của Trung Hoa.

Tông Mỹ Linh


Tính tình sắc sảo, hiếu thắng, thích quyền lực, chưng diện và cuộc sống xa hoa.
Tưởng Giới Thạch bây giờ là người cầm đầu Quốc dân Đảng. Tưởng đã có hai đời vợ, có con và sống chung với một kỹ nữ. Tính tình hung bạo, giết người không run tay. Lúc Tôn Trung Sơn qua đời, ông muốn mượn danh của Trung Sơn để được người đời nể trọng và vì thế sự nghiệp chính trị cũng được rộng đường thênh thang. Do vậy ông muốn kết hôn với Tống Khánh Linh. Tống Khánh Linh coi thường và khinh bỉ Tưởng, coi tưởng không đủ nhân cách và nghĩ đây là vì động cơ chính trị nên tất nhiên không đồng ý.

Tuy nhiên Tống Ái Linh, người chị cả lại hết lòng ủng hộ và tác hợp cho cuộc hôn nhân này vì Ái Linh là một người thực tế, linh hoạt và ngửi mùi tiền rất nhanh. Mỹ Linh lấy tưởng, nàng sẽ có được quyền lực, thứ mà nàng luôn phấn đấu. Tưởng lấy Mỹ Linh, Tưởng sẽ có được sự đỡ đầu về tiền bạc từ vợ chồng Ái Linh, danh tiếng khi làm rể trong gia đình họ Tống và có được Mỹ Linh giúp cho Tưởng về mặt đối ngoại với phương Tây vì Mỹ Linh rất giỏi tiếng Anh và  và sắc sảo trong giao tế.

Lúc đầu, đây là một cuộc hôn nhân sắp đặt vì mỗi bên thấy được cái lợi của mình khi có nhau. Nhưng về sau Mỹ Linh yêu tưởng và Tưởng cũng yêu Mỹ Linh. Tưởng ghen. Trong một buổi tiệc mà không thấy Mỹ Linh là ông cầm súng đi tìm. Tưởng yêu bà và coi bà như một báu vật và rất yêu chiều bà. Biết bà thích ăn cơm chiên với mỡ gà, ông học từ đầu bếp để nấu cho bà món này. Trong lăng của ông ở Đài Loan bây giờ vẫn còn bức hình ông đứng chiên cơm với mỡ gà. Mỡ gà rất tốt cho não.


Như vậy, trong gia đình nhà họ Tống. Chỉ có Khánh Linh đứng một phe còn Mỹ Linh và Ái Linh đứng về phía Tưởng. Ba chị em thương yêu và hết lòng hỗ trợ nhau nhưng mỗi người phấn đầu vì những lý tưởng khác nhau. Thiên hạ biết về Khánh Linh và Mỹ Linh nhiều, nhưng đằng sau đó là Ái Linh điều khiển. Vợ chồng Ái Linh cấp tiền cho cả Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch hoạt động chính trị. Có lần Tưởng và Khánh Linh không hạ cánh trên máy bay do không tìm ra đường băng. Lấp tức Ái Linh thuê mượn xe hơi của những người ở Nam Kinh dọi đèn hai bên cho máy bay đáp cánh.

Sau khi đánh Nhật xong, Ái Linh và chồng qua Hồng Kong, rời xa môi trường chính trị, chỉ tập trung vào tài chính. Mỹ Linh theo Tưởng sang Đài Loan, chỉ có Khánh Linh ở lại Trung Hoa. Cả ba chị em mười năm không gặp nhau cho đến khi Khánh Linh mất, người mà bà muốn gặp nhất chính là em gái bà: Mỹ Linh.

Lúc đầu miềng tưởng những người đàn bà này đứng cạnh điểm tô cho chồng như trong các bộ phim Trung Hoa. Nhưng tìm hiểu ra, mới thấy họ cực giỏi, họ đứng đằng sau chồng, phò trợ cho chồng tạo nên lịch sử Trung Hoa. Chị đứng sau em, sắp xếp cho các em thực hiện nguyện vọng.

Đoạn cuối phim có câu: Phụ nữ phò trợ chồng càng nhiều, thì càng mất phước. Cái phước của người phụ nữ là những đứa con, thì cả Khánh Linh và Mỹ Linh đều không có con. Khánh Linh trong lúc chạy trốn phiến quân nổi loạn cùng Tôn Trung Sơn đã bị sẩy thai và sau này không có con được – cảnh tháo chạy thoát thân của Khánh Linh rất thương.

Dù cuộc đời sóng gió, nhưng đó là cuộc đời họ mơ ước.
Những người đàn bà tạo nên lịch sử đất nước Trung Hoa.

Sài Gòn, 18/8/2015
Viết tại nhà Chị Trang Carton - Theo website của Đào Thị Hằng