Trung Quốc - 'công xưởng' giết người hàng loạt
.

Pages

Trung Quốc - 'công xưởng' giết người hàng loạt

Thật không “nói điêu” khi khẳng định rằng, Trung Quốc đã làm giàu bằng “xương máu” của thế giới. Ở cái thời mà sự chia sẻ mang tính ý thức trách nhiệm đã trở thành yếu tố cơ bản của thế giới toàn cầu thì Trung Quốc vẫn bất chấp, thản nhiên gạt bỏ và chà đạp mọi giá trị tử tế trên con đường phát triển của họ.


Trên con đường thâm nhập vào bao tử thế giới

Thử nhớ lại vụ một nhà nhập khẩu thực phẩm Nhật nhập hơn 50.000 bao đậu xanh “tươi” từ Công ty Yantai Beihai Foodstuff Co. (Yên Đài Bắc Hải thực phẩm hữu hạn công ty; thuộc tỉnh Sơn Đông).

Sau khi xảy ra loạt ca người tiêu dùng bị nôn mửa và miệng mồm thậm chí tê cứng (!), giới chức y tế Nhật mới điều tra và tá hỏa với kết luận rằng, nồng độ thuốc trừ sâu trong đậu xanh Yên Đài Bắc Hải cao gần gấp 35.000 lần mức cho phép!...

Nói đến thực phẩm Trung Quốc là đề cập đến một tuyển tập trường kỳ không có điểm kết. Về ngư phẩm, Trung Quốc đứng đầu thế giới về cá nhiễm bẩn. Con đường phiêu lưu của ngư phẩm Trung Quốc bắt đầu từ mé thượng nguồn Dương Tử rồi chạy qua hơn 4.800km xuống lưu vực phía đông, nơi chúng được đóng gói trước khi lên đường thâm nhập vào bao tử thế giới và tạo ra những cuộc giết chóc rùng rợn.

Cần biết, dọc dòng Dương Tử là những thành phố đang bùng nổ phát triển như Thành Đô và Trùng Khánh, nơi ngập ngụa hàng tỉ tấn chất thải công nghiệp trộn lẫn phân người cùng nhiều loại phân động vật khác. Mớ hổ lốn tạp nhạp bẩn thỉu này lại được tích tụ và được “bồi đắp” ở cái hồ chứa khổng lồ sau đập Tam Môn Hợp bên dưới Trùng Khánh.

Với môi trường sông nước “tự nhiên” như thế, cá tôm sinh sống được trong đó hẳn có thể được xem là chuyện “thần kỳ”. Cơ thể chúng chứa những chất gì chắc ai cũng có thể hình dung và càng có thể hình dung rõ mồm một, khi những con cá đó gây ảnh hưởng cho con người như thế nào nếu chúng lọt qua miệng chúng ta…


Trung Quốc còn có nhiều loại thức ăn “độc đáo” khác. “Gạo nhựa” chẳng hạn (được nghiền từ khoai lang và khoai tây rồi được trộn nhựa để tạo dẻo). Ăn 3 bát cơm nấu từ gạo này chẳng khác gì nuốt nguyên một bịch ni lon vào ruột (!) - theo lời một viên chức thuộc Hiệp hội Nhà hàng Trung Quốc. Liên quan gạo, còn có “giai thoại” có thật về loại gạo thơm Ngũ Thường (Wuchang rice).

Được “nhân rộng” ở Cam Túc, Hà Nam, Thanh Hải, Sơn Tây, Tứ Xuyên… phong trào sản xuất gạo thơm dỏm bùng nổ bằng việc cho chất tạo hương vào để gạo có mùi thơm như gạo đặc sản Ngũ Thường. Mà có tốn kém gì bao nhiêu: Chỉ cần cho 1,2kg chất tạo hương, một nhà sản xuất đã có thể “làm mùi” cho 10 tấn gạo!

Trong thực tế, gạo Ngũ Thường ở đâu ra mà lắm thế, bởi địa phương này (thuộc Hắc Long Giang) mỗi năm chỉ có thể sản xuất 800.000 tấn gạo, chứ lấy đâu ra hơn 10 triệu tấn như được rao bán ngoài thị trường khắp cả nước Trung Quốc!

“Tiền thầy bỏ túi”…

Trong gần như tất cả trường hợp, Trung Quốc chẳng bao giờ chịu trách nhiệm về những cái chết thương tâm gây ra bởi văn hóa “gian dối” của họ. “Sống chết mặc bay” là “phong cách” làm ăn phổ biến đến mức trở thành chuyện thường ngày ở Trung Quốc. Tại sao những chuyện như thế lại có thể xảy ra?

Đầu tiên, đó là do hàng rào phòng thủ thứ nhất bảo vệ bạn đã bị phá hỏng: Đó là dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc, nơi công nhân bị bắt làm việc quá sức, bị trả lương bèo và được huấn luyện sơ sài; Thứ đến là hàng rào phòng thủ thứ hai; Đó là văn hóa bê bối vô nhân tính của bọn chủ Trung Quốc, những người chẳng quan tâm chút nào đến khái niệm an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng; Kế nữa là hàng rào phòng thủ thứ ba: Đó là hoạt động kiểm định chất lượng.

Tại Trung Quốc, việc kiểm định chất lượng sản phẩm chẳng khác gì màn trang trí, bởi nhân viên kiểm định có thể bị mua chuộc dễ dàng bằng hối lộ. Sống trong nền văn hóa tham nhũng như Trung Quốc, người dân đã quá quen với chuyện “biết điều” bằng cách đút lót để làm ăn trót lọt; Tiếp đến là hàng rào phòng thủ thứ tư: Đó là giới hải quan các nước nhập khẩu, những người cũng tắc trách không kém khi để hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc lọt qua cửa khẩu và tràn như lũ quét vào thị trường nước mình; Và cuối cùng là hàng rào phòng thủ thứ năm: Các công ty nước ngoài nhập hàng từ Trung Quốc.

Do muốn lãi nhiều, các công ty này cứ giao dịch với đối tác Trung Quốc để được mua hàng rẻ. Năm hàng rào phòng thủ cơ bản trên đã bị phá vỡ, chẳng trách sao hàng Trung Quốc tiếp tục tác oai tác quái…

Do thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi nghe những vụ chẳng hạn, tường thạch cao Trung Quốc không chỉ biến ngôi nhà bạn thành nơi ngột ngạt sặc mùi hôi thối (và khí sulfure của chúng khiến nhiều đồ đạc như ống nước nhanh chóng bị ăn mòn, vật dụng inox hoặc bằng bạc bị úa màu xỉn đen…) mà còn làm hỏng hệ hô hấp người cũng như làm chết vật nuôi.

Do thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi nghe những vụ chẳng hạn, chiếc ghế sofa trong nhà bỗng dưng làm bỏng da (bởi chứa dimethyl fumarate dùng làm chất chống mốc).
Sự gian xảo của giới làm ăn Trung Quốc đã thể hiện ngay từ những cái bắt tay đầu tiên. Lấy ví dụ, một thương nhân Mỹ muốn giảm chi phí sản xuất và đến Trung Quốc tìm đối tác. Khi tìm được ứng cử viên ưng ý, vị thương nhân Mỹ đưa ra kế hoạch sản xuất và bản thiết kế sản phẩm. Lúc đó, một trong ba khả năng sau đây có thể xảy ra.

Thứ nhất (giả định là trường hợp đẹp nhất), đối tác Trung Quốc sẽ ký hợp đồng dài hạn và giữ đúng cam kết sản xuất sản phẩm có chất lượng cao với giá thành rẻ. Nếu thế thì chẳng có gì đáng phiền xảy ra…

Thứ hai (có xác suất xảy ra khá cao), đối tác Trung Quốc viện lý này, nại lý kia không làm ăn với vị thương nhân Mỹ nhưng giữ lại bản thiết kế và tự mình tung ra sản phẩm! 
Thứ ba (xảy ra thường xuyên trong thực tế), đối tác Trung Quốc nhanh chóng đưa ra bản beta (sản phẩm mẫu) theo đúng yêu cầu. Thế là Mỹ ký hợp đồng


Vấn đề ở chỗ, trong quá trình sản xuất, Trung Quốc bắt đầu giảm dần chất lượng, giảm đến mức độ an toàn sản phẩm gần như bằng 0! Thử xem câu chuyện điển hình giữa Hãng lốp xe Foreign Tire Sales (FTS - New Jersey, Mỹ) với Hangzhou Zhongce Rubber Co (Hàng Châu Trung Sách Tượng Giao hữu hạn công ty).

Sau vài năm sản xuất hàng cho FTS, Hàng Châu Trung Sách bắt đầu chơi trò lưu manh khi giảm vòng keo dán bố (gum strip) lốp xe xuống còn phân nửa. Thấy qua mặt được, Hàng Châu Trung Sách tiếp tục mạnh tay hơn khi bỏ hẳn phần gum strip!
Cái giá cho hành động này là nhiều tai nạn giao thông khủng khiếp, như trường hợp một xe cứu thương bị nổ lốp khiến xe bị lật chổng gọng ở New Mexico hoặc một vụ đụng xe kinh hoàng ở Pennsylvania khiến hai người chết và một số người khác bị thương.

Tất nhiên sau các sự cố trên, FTS phải thu hồi tất cả lốp xe ở Mỹ do Hàng Châu Trung Sách sản xuất; và công ty khánh kiệt đến mức suýt phá sản. Và như nhiều trường hợp khác, Hàng Châu Trung Sách vẫn bình yên vô sự!

Bất lương và vô nhân đạo

Trong một bài viết, GS.TS Canada gốc Hoa Khương Văn Nhiên (Wenran Jiang; Đại học Alberta) nhận xét: “Các công ty Trung Quốc trả lương thấp lại buộc công nhân làm việc thêm giờ; làm thế nào người ta kỳ vọng họ đối xử khác như thế ở nước ngoài?

Với 6.700 công nhân mỏ than chết bởi tai nạn hầm mỏ mỗi năm (17 người/ngày)…, làm thế nào người ta có thể hy vọng các doanh nghiệp Trung Quốc hành xử tử tế hơn đối với những nơi khác trên thế giới?...

Trung Quốc đang tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái nước họ trong quá trình hiện đại hóa cực nhanh; làm thế nào người ta có thể hy vọng họ ý thức áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường theo chuẩn phương Tây ở những nơi khác?”.

Cùng với việc xuất khẩu lực lượng lao động, xuất khẩu hàng hóa, “xuất khẩu” lực lượng lao động thất nghiệp trong nước…, Trung Quốc còn “xuất khẩu” cả văn hóa bê bối trong đầu tư - kinh doanh. Bất cứ nơi nào đến, họ cũng tàn phá và hủy diệt môi trường theo cách hệt như họ đối xử với con người và môi trường ở đất nước họ.


Ví dụ, năm 2002, Chính phủ Gabon dự tính thiết kế 1/4 diện tích quốc gia, hầu hết là rừng nguyên sinh, vào hạng mục bảo tồn thiên nhiên. Thế nhưng, khi Công ty Dầu Sinopec (Trung Quốc thạch hóa công ty) đến, họ bắt đầu tàn phá ngay giữa trung tâm bảo tồn, bằng những con đường mới ngoằn ngoèo xuyên rừng...

Và hệt như những tay thực dân ác ôn thời trước, họ cũng sẵn sàng giết chết công nhân bản địa. Khi công nhân tại mỏ than Collum ở Nam Zambia bày tỏ phẫn nộ việc bị trả lương bèo và điều kiện làm việc không an toàn, hai ông chủ Trung Quốc đã phản hồi bằng phát đạn liên thanh làm ngã gục 11 nạn nhân!

Vài tháng trước đó tại một mỏ khác cũng ở Zambia, một cuộc đình công biến thành bạo động đã được đáp lại bằng màn vãi súng vào đám công nhân xanh mặt ngơ ngác. Lên tiếng về vụ việc, một viên chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng vụ trên là một sự cố “đáng tiếc” và có thảm sát gì đâu mà thật ra chỉ là một sự “hiểu lầm”!

Theo NĂNG LƯỢNG MỚI