Cho thuê hội trường, phòng họp, phòng hội thảo
.

HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

PHÒNG HỌP CHUYÊN NGHIỆP

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG CHO THUÊ

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

Pages

Độc thoại - Liều thuốc vô giá cho tâm hồn

Muốn có một tâm hồn đẹp, hãy tự nói chuyện với chính bản thân mình, biết đâu trong tiềm thức có những thứ tuyệt vời đang chờ đón, dẫn đường bạn. 


 

Chắc hẳn bạn vẫn có những mẩu độc thoại với chính mình. Đôi khi chúng ta có những thông điệp bên trong để kiểm soát và đánh giá những gì chúng ta trải qua trong một hoàn cảnh cụ thể. Những lúc khác chúng ta lại tự làm mình phấn khích khi sắp diễn ra một sự kiện quan trọng. Và rất thường xuyên, chúng ta phân tích và phân tích lại chính những gì đã diễn ra.

Những cuộc đối thoại này thường diễn ra trong đầu, chứ không phải bằng lời – vì thấy một người tự nói chuyện với chính mình có vẻ không phải là một cảnh tượng bình thường cho lắm. Nhưng theo nhà trị liệu tâm lý Lisa Ferentz, không gì có sức thúc đẩy mạnh mẽ hơn là tự nói với mình về chính mình.

Tự thoại – bằng lời hay bằng tâm trí – rất quan trọng vì cách nói chuyện này truyền tải cả ý nghĩa cho các trải nghiệm. Những gì đang diễn ra hoặc đã diễn ra không ảnh hưởng nhiều đến chúng ta bằng những liên tưởng tích cực hoặc tiêu cực mà chúng ta gán cho nó, gồm cả đánh giá của chính mình về vai trò của mình trong hoàn cảnh đó. Đây là những gì tác động đến chúng ta nhiều nhất và trở thành sự thật lâu dài theo nhận thức của chúng ta.

Nếu các đoạn tự thoại mang tính phán xét, chỉ trích, tủi hổ hoặc hướng đến sự hoàn hảo, nó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về giá trị, sự tự tin và năng lực bản thân.

Tự thoại tiêu cực như đặt một ra cái trần nhà bằng kính và cản trở chúng ta chấp nhận rủi ro, ngăn chúng ta trưởng thành cả về cá nhân và sự nghiệp. Nhưng nếu những đoạn tự thoại đầy cảm thông và khích lệ, đầy vị tha và lạc quan, thì nó khiến ta có thể vượt qua vết thương cũ và tự tin đối diện với những thử thách mới trong cuộc sống.

Khi chúng ta nhìn vào mình qua một lăng kính đầy tốt đẹp và cảm thông, nó sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận người khác. Khi chúng ta kiên nhẫn và cho phép mình mắc sai lầm, chúng ta trở nên rộng lượng hơn trong cách nhìn nhận người khác, và thấy dễ tha thứ cho những khiếm khuyết của họ hơn. Tự thoại tích cực cũng dẫn đến lòng hàm ơn, làm thay đổi suy nghĩ trong não theo hướng tích cực và tạo ra sự ổn định về thể chất và tinh thần.

Nói chuyện thân mật hơn với chính mình

Mặc dù những gì diễn ra ở thế giới bên ngoài không nằm hoàn toàn trong tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng ta vẫn có đủ khả năng thay đổi những đoạn độc thoại với mình. Rốt cuộc, ta không thể thay đổi những gì người khác nghĩ và cảm nhận – đó là lựa chọn của họ. Nhưng khi chúng ta xem xét suy nghĩ và giọng điệu dùng để truyền tải các suy nghĩ đó, ta có thể bắt đầu loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và những thông điệp khó nghe không mang lại lợi ích gì cho mình.


Chúng ta đi ngủ và tỉnh dậy với những suy nghĩ của mình. Những cuộc trò truyện nội tại định hướng mọi niềm tin, cảm xúc và các lựa chọn hành động của chúng ta. Do đó, thay vì cố gắng dập tắt âm thanh nội tại ấy, hãy lắng nghe nó. Nếu bạn không thích những gì mình nghe được, hãy luôn nhớ rằng bạn đủ khả năng để thay đổi nó. Nhờ đó, những đoạn tự thoại đầy tích cực có thể trở thành nền tảng của một thông điệp mới mẻ và nhiều cảm xúc hơn.

Đam mê hình thành như thế nào ?

Mỗi khi theo đuổi một đam mê, bạn sẽ phải vật lộn đấu tranh với cuộc chiến diễn ra trong chính tâm trí mình, người theo đuổi được đam mê đến cùng là người biết gạt bỏ những thứ tiêu cực, tập trung làm những điều mình mong muốn.


Tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu của mình và dành toàn bộ thời gian mà tôi đang sống để nỗ lực theo đuổi đam mê, thay vì sợ hãi hay nghi ngờ.

Cũng giống như tất cả mọi người, tôi đặt ra cho mình những mục tiêu. Mục tiêu là cái tôi muốn và cần phải đạt được. Mục tiêu là thứ khiến tôi nỗ lực không ngừng nghỉ mỗi ngày. Khi trưởng thành, mục tiêu với tôi không còn là những giấc mơ nữa. Tôi nhận thấy bản thân mình không còn MUỐN mục tiêu xảy ra, tôi cần chúng BẮT BUỘC phải xảy ra và tôi không có một lựa chọn thay thế nào khác. 

Tôi thiết lập dự định để làm những thứ mà tôi muốn đạt được. Tôi muốn có được sự tự do. Tự do nghĩa là làm việc ở nơi bạn muốn và khi nào bạn thích. Tôi muốn được đi du lịch và khám phá thế giới. Tôi muốn có sự ổn định về tài chính.

Tôi đã chán ngấy cảnh “ngắc ngoải” ngồi chờ phiếu lương hàng tháng. Tôi cũng phát ốm khi phải “vật lộn” với những khoản chi phí tăng lên hàng tháng. Tôi muốn giúp đỡ mọi người. Tôi muốn làm một điều gì đó thật ý nghĩa và đam mê.

Giai đoạn 1: Nhận ra

Năm ngoái, tôi bắt đầu nhận ra rằng bản thân có nhiều mục tiêu quan trọng hơn cần đạt được trong cuộc sống. Khi đó tôi đang có một công việc ổn định, có địa vị xã hội, có sức khỏe và sống rất tốt. Tuy nhiên, tôi luôn cảm thấy có một cái gì đó trống rỗng trong con người mình. Thậm chí ngay cả khi tôi có một công việc trong mơ, một căn hộ đẹp, và rất nhiều cô gái vây quanh, tôi vẫn cảm thấy mình thiếu một cái gì đó. Và tôi gọi tên nó là đam mê.

Tôi không còn đam mê trở thành nhân viên xuất sắc nhất công ty. Tôi cũng không còn đam mê dành toàn bộ thời gian của mình để biến giấc mơ của ai đó thành hiện thực. Tôi bắt đầu cảm thấy khó khăn khi ngày nào cũng cố bước ra khỏi giường và lặp lại những công việc giống nhau. Tại sao tôi phải bó buộc bản thân vào một công việc nhàm chán suốt cuộc đời? Tại sao tôi phải “tự làm khổ mình” khi ra khỏi giường mỗi sáng để kiếm tiền trả cho các loại hóa đơn?

Tôi nghĩ đã đến lúc bản thân cần phải thay đổi. Đã đến lúc tôi nên biết mình thực sự muốn gì và cố gắng đạt được điều đó.

Giai đoạn 2: Theo đuổi

Đã 8 tháng kể từ ngày tôi quyết định trở thành một blogger. Trong khoảng thời gian đó, tôi đã phải xoay sở để sắp xếp một công việc toàn thời gian, tập luyện cho một cuộc thi thể hình, lập một kênh YouTube, bắt đầu công việc kinh doanh riêng, viết bài cho những trang web truyền cảm hứng lớn nhất thế giới và duy trì cuộc sống thường ngày. Những việc này nghe thì có vẻ rất to tát, nhưng trên thực tế chúng diễn ra đằng sau cánh cửa đóng kín.

Không lâu trước đó, tôi từng bị “ám ảnh” bởi tiếng chuông đồng hồ báo thức lúc 7 giờ mỗi sáng. Nhưng giờ đây, thức dậy từ 4 giờ sáng, đi tập gym để giữ thân hình săn chắc, làm việc chăm chỉ để công việc kinh doanh thuận lợi, viết bài thật hay và đăng tải nhiều thông tin hữu ích lên YouTube... đều trở nên quen thuộc với tôi. Tôi cảm thấy như cả vũ trụ đang mỉm cười với mình và tôi hào hứng làm mọi thứ không một ý nghĩ tiêu cực hay phút giây trì hoãn nào. Tôi làm những điều mình có thế mạnh và mong muốn đạt được.

Tôi không còn quan tâm việc phải thức dậy từ 4 giờ mỗi sáng để đi tập thể dục. Tôi cũng không quan tâm những cuộc gọi điện với khách hàng xuyên bữa trưa. Tôi không để ý việc mình phải thức muộn mỗi đêm để viết bài, làm video hay lên kế hoạch cho việc kinh doanh. Mọi thứ tự động theo một dòng chảy và tôi luôn hào hứng khi rời khỏi giường mỗi ngày. Tôi dành thời gian cho những người mà mình yêu quý. Tôi từ chối gặp những người tiêu cực hoặc người hay bàn lùi. Tôi nhìn thấy mặt tích cực trong mọi vấn đề.

Giai đoạn 3: Gặp cản trở

Đến một ngày, tôi gặp cản trở khi nghi ngờ đam mê của chính mình. Dòng chảy của những suy nghĩ tích cực dừng lại và tôi mơ hồ về mọi thứ. Thức dậy từ 4 giờ sáng không còn là việc khó khăn, cố gắng vươn lên trở thành nhân viên xuất sắc cũng rất đơn giản, nhưng tại sao tôi lại cảm thấy chán nản với những bài viết và công việc kinh doanh riêng của mình? Chuyện gì đã xảy ra vậy? Mọi thứ đều rất dễ để bắt đầu, nhưng vì sao duy trì chúng lại khó khăn đến vậy?

Tôi đã cố phân tích và nhận ra rằng thứ duy nhất thay đổi chính là suy nghĩ của tôi. Tôi có một người bạn đang gặp chuyện buồn và cô ấy cần sự an ủi của tôi. Nhưng dù đã cố gắng hết sức, tôi vẫn không thể có mặt mọi lúc cô ấy cần. Tôi bắt đầu cảm giác mình không có đủ thời gian cho bạn bè khi họ cần mình. Tôi cảm thấy bản thân trở nên thất bại và không còn dẫn đầu như vẫn nghĩ.

Tôi bị kiệt sức, cả về thể xác lẫn tinh thần. Thức dậy từ 4 giờ sáng bỗng trở thành nỗi sợ hãi đối với tôi. Thành công trong công việc và cố gắng kết nối với mọi người cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tôi không còn cảm nhận được một chút năng lượng hay thời gian nào để theo đuổi mục tiêu nữa. Tôi bắt đầu đặt câu hỏi: Liệu những nỗ lực của mình có thực sự đáng giá? Tôi có thể đạt được mục tiêu hay không và nếu đạt được, tôi sẽ phải trả giá những gì? Nếu tôi bỏ qua bạn bè để theo đuổi mục tiêu, tôi có còn là chính mình hay không?

Giai đoạn 4: Thay đổi suy nghĩ

Tôi hâm mộ Tony Robbins và bắt đầu xem những video của ông ấy hàng ngày. Tôi muốn khích lệ bản thân và tôi biết mình cần sự hỗ trợ. Tôi cần thay đổi suy nghĩ. Thay vì tìm kiếm sự thỏa mãn khi từ bỏ công việc toàn thời gian hiện nay, tôi cố gắng suy nghĩ theo hướng tích cực rằng đó là công cụ giúp tôi trả tiền thuê căn hộ rộng rãi hàng tháng và cũng là công cụ nuôi sống bản thân tôi trên con đường thực hiện ước mơ.

Tôi không còn coi việc dậy sớm như một nhiệm vụ nữa, tôi nhận ra mình có thêm thời gian rảnh rỗi để check email hoặc lập kế hoạch cho ngày mới sau giờ tập gym. Thay vì ám ảnh với ý nghĩ bỏ rơi bạn bè, tôi nhận ra rằng mình chỉ có thể cho đi những thứ trong khả năng. Tôi cũng chỉ là con người và tôi không thể trao toàn bộ thời gian và năng lượng của mình cho người khác khi chưa dành đủ những thứ đó cho bản thân mình.

Trong cuộc sống, chúng ta không thể giúp đỡ người khác nếu chưa thể giúp chính bản thân mình. Mỗi người có một con đường riêng để đi và trên con đường ấy, bạn phải xác định điều gì là quan trọng nhất với mình. Chỉ cần bạn không từ bỏ những người thân yêu, họ vẫn là chốn bình yêu để bạn trở về, bất kể bạn gặp bất cứ khó khăn nào trong cuộc sống.

Giai đoạn 5: Cuộc chiến của đam mê

Khi theo đuổi đam mê, bạn sẽ luôn phải trải qua những cuộc chiến trong chính con người mình. Liệu mình có đủ giỏi để thành công? Liệu mình có thể đạt được mọi thứ mà mình muốn? Và khi những tranh cãi này nổ ra, tôi biết rằng bản thân sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn sau những cuộc chiến.

Rút cuộc, chúng ta đều là con người và đều có những nỗi sợ, mối nghi ngờ. Nhưng tôi quyết định sẽ không lắng nghe “tiếng nói” của nỗi sợ và sự nghi ngờ. Sẽ chẳng có điều gì tốt đẹp đến từ sự nghi ngờ cả. Tôi lựa chọn không lắng nghe nghi ngờ, bởi nếu lắng nghe, tôi sẽ không thể tiếp tục theo đuổi mục tiêu và tôi sẽ phải hối tiếc trong suốt phần đời còn lại.

Tôi sẽ cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu của mình và dành toàn bộ thời gian mà tôi đang sống để nỗ lực theo đuổi đam mê, thay vì sợ hãi hay nghi ngờ.

Người hướng nội - Vũ khí bí mật của các công ty hiện đại

Được xem là thiểu số trên thế giới, những kẻ kém cạnh trong môi trường làm việc, thế nhưng người hướng nội có những khả

Những người hướng ngoại luôn được yêu mến ở các văn phòng thời hiện đại. Người ta vẫn cho rằng, để thành công ở nơi làm việc trong thế kỷ 21, bạn cần phải bạo dạn, cởi mở và nhiệt tình.

Rõ ràng những người hướng ngoại có thể trở thành những nhân viên tuyệt vời. Nhưng người hướng nội cũng có những thế mạnh đặc biệt của mình, những thứ mà số đông người hướng nội sở hữu. Dưới đây là 4 năng lực được các các nhà quản lý đến từ nhiều công ty nổi tiếng như Apple, Microsoft, và SAP nhận diện ở các nhân viên xuất sắc:

 
Tư duy xét đoán

Trong một nền kinh tế thông tin, tư duy xét đoán là một năng lực được đánh giá rất cao. Những nhân viên giỏi nhất cần phải giải quyết được các vấn đề mới, cân nhắc các dữ kiện và đưa ra những lý luận đầy thuyết phục.

Trong một cuốn sách của mình, tác giả Cal Newport gọi khả năng sử dụng thành thục các kỹ năng này là “làm việc chuyên sâu”, và cho rằng đây là yếu tố chủ chốt dẫn đến thành công trong một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu.

Laura Helgoe, trong cuốn sách “Introvert Power”, cho rằng những người hướng nội hay bị hút về phía sự cô lập và bền bỉ, những yếu tố cần thiết để làm việc chuyên sâu. Và trở ngại lớn nhất với quá trình làm việc chuyên sâu chính là những lần gián đoạn mang tên “thường xuyên kết nối” – một thứ mà những người hướng nội luôn tìm cách tránh.

Sáng tạo

Sáng tạo là khả năng nhìn thế giới bằng những cách mới – để khám phá những mô thức còn ẩn giấu, tìm ra những giải pháp mới và tạo ra những sản phẩm mới có khả năng thay đổi cuộc sống của chúng ta.

Theo nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi, người hướng nội hay hướng ngoại đều không bị giới hạn về sức sáng tạo. Nhưng mỗi nét tính cách lại có những điểm mạnh về sáng tạo khác nhau.

Người hướng ngoại rất giỏi dẫn dắt cuộc đối thoại và đóng góp vào các cuộc thảo luận động não. Trong khi đó người hướng nội lại chú ý lắng nghe người khác và chăm chú quan sát khi các sự kiện diễn ra. Điều này có nghĩa là họ có thể nhận thức được vấn đề với sự mạch lạc, độ sâu xa và tính khách quan lớn hơn hẳn.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết tư duy sáng tạo sẽ thăng hoa ngay khi người ta chú ý vào những khía cạnh tiêu cực trong công việc của mình. Những người có thể nhìn thấy rõ vấn đề, xem xét các nguyên nhân gốc rễ và cảm thấy lo lắng về hậu quả thường là những người sáng tạo nhất.

Cộng tác

Ai cũng biết người hướng nội rất kỵ kiểu văn phòng có không gian làm việc chung. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ thiếu hiệu quả khi làm việc nhóm.

Trong một nghiên cứu năm 2010, các nhà nghiên cứu cho biết những nhóm làm việc tốt nhất đều có sự đóng góp cân bằng của người hướng nội và hướng ngoại. Một lãnh đạo hướng nội thường thành công khi dẫn dắt một nhóm có đa số là người hướng ngoại.

Người này sẽ đặt ra những câu hỏi đúng hướng, khuyến khích tư duy mới mẻ, và giúp cả nhóm tạo ra một viễn cảnh nhất quán để giúp công việc tiến triển tốt đẹp. Trong khi đó, một lãnh đạo hướng ngoại lại có sở trường là tạo động lực thúc đẩy cho một nhóm gồm nhiều người hướng nội và giúp họ tiến về phía trước.

Giao tiếp

Đây có vẻ là đặc điểm dễ phân biệt người hướng nội và hướng ngoại nhất. Dường như ai cũng nghĩ là người hướng ngoại sẽ giỏi giao tiếp hơn, và điều này có thể đúng nếu bạn coi giao tiếp là khả năng ứng biến khi nói chuyện.

Tuy nhiên, giao tiếp còn vượt ra ngoài khả năng ăn nói của một người trước đám đông. Sự giao tiếp mạch lạc là khả năng đoán trước những gì người nghe biết và sau đó đặt thông điệp của bạn trong một ngữ cảnh thích hợp để người nghe có thể hiểu được. Và người hướng nội rất có ưu thế trong vấn đề này.

Về cơ bản, người hướng nội có xu hướng suy ngẫm và chọn lọc suy nghĩ của mình. Quá trình nhận thức mãnh liệt và liên tục này giúp họ tiếp cận tốt hơn với ký ức trước khi tiếp nhận kiến thức mới. Nhờ vậy họ hiểu rõ hơn và có thể tìm ra cách giúp người khác nắm được thông tin hoặc các kỹ năng mới.

Sự tự tin thầm lặng

Mặc dù đôi khi đúng là người hướng nội phải chịu bất lợi trong chốn công sở ở thế kỷ 21, nhưng không phải là do họ kém cỏi hay ít giá trị hơn. Đơn giản là nhiều nhà quản lý không nhận ra được sở trường của những nhân viên thầm lặng kín tiếng.

Nếu các công ty tạo ra được những không gian riêng tư nơi người hướng nội có thể làm việc hiệu quả và tổ chức các buổi họp sao cho họ có thời gian đóng góp ý kiến của mình, thì chắc chắn điểm mạnh của cả 2 nhóm người hướng nội và hướng ngoại sẽ được khai thác triệt để.

Đừng tưởng thành công khi đi học là đủ vốn, "trường đời" sẽ còn dạy bạn nhiều bài học đắt giá!

Khi còn nhỏ, cha mẹ, thầy cô đều dạy rằng, nếu muốn thành công thì nhất định phải học tập chăm chỉ và học giỏi. Nhưng thực tế, bao nhiêu sinh viên loại giỏi, học sinh ưu tú thành công khi trưởng thành? Họ là những cô gái, chàng trai học tốt và rất kỉ luật ở trường. Họ nộp bài tập đúng hạn, luôn đạt được điểm tốt trong các kì thi... Nhưng thực tế, những điều này không thể giúp họ kiếm ra nhiều tiền. Tại sao lại như vậy?

Kiến thức ở trường học không đủ để thành công 
 
Thực ra, một cuộc sống tốt đẹp và thành công không chỉ phụ thuộc vào thành tích học ở trường của bạn. Tôi không khuyến khích bất kỳ ai bỏ học. Tất cả những môn học như toán học, văn học, âm nhạc, thể dục ... đều hữu ích đối với chúng ta. Nhưng chương trình đào tạo của các trường học không hoàn hảo, thậm chí nó tạo cho học sinh một số thói quen xấu.

Ví dụ như, nhiều người luôn ở trạng thái chờ đợi để được chọn, chỉ làm điều gì đó khi có sự cho phép, thay vì chủ động sáng tạo và bắt đầu thực hiện mơ ước riêng.

Về cơ bản, để thành công ở trường học, bạn phải vâng lời, thành tích của bạn phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên. Tuy nhiên, học sinh, sinh viên còn quá nhiều thứ cần phải học bên ngoài nhà trường.

Để thành công trong cuộc sống, bạn phải làm khác đám đông. Lẽ ra, bên cạnh kiến thức cơ bản, học sinh, sinh viên nên được học cách để trở thành một người hạnh phúc, cách duy trì một mối quan hệ lành mạnh, phương pháp làm việc thông minh để năng suất và hiệu quả hơn...

Không học giỏi ở trường không có nghĩa là bạn sẽ thất bại

Mặc dù những người có bằng giỏi sẽ có nhiều cơ hội hơn trong tương lai bởi họ có kỹ năng và kiến thức cơ bản vững chắc. Nhưng, các số liệu thống kê cho thấy, không phải tất cả học sinh "cá biệt" khi đi học đều thất bại trong cuộc sống.

Chắc hẳn bạn biết Steve Jobs, Richard Branson, Oprah Winfrey, Jim Carey và nhiều người nổi tiếng khác không hề học xuất sắc ở trường, thậm chí còn bỏ học. Theo thống kê từ năm 1959 đến năm 2007, trong số những người thành công nhất thế giới, ít nhất 768 người từng bỏ học.

Tỷ phú: 26 người

Đoạt giải Nobel: 10 người (6 giải Nobel văn học, 2 Nobel hòa bình, 1 Nobel vật lý và 1 Nobel hóa học)

Những tác giả bán chạy nhất: 56 người

Và danh sách còn tiếp tục kéo dài hơn nữa....

Bạn đã hiểu sự khác biệt giữa học giỏi ở trường và thành công trong cuộc sống?

Cuộc sống là một bài học thực sự dài. Bạn khó có thể đánh giá thành công của một người dựa vào một phần cuộc sống của họ.

Ra khỏi nhà trường, bạn vẫn cần học hỏi thêm nhiều điều nữa. Đừng bao giờ nghĩ rằng nhà trường đã dạy cho bạn đủ kiến thức, những quy tắc trường học dạy bạn là tốt nhất cho cuộc sống của bạn. Những cũng đừng vội phá vỡ các quy tắc trừ khi bạn đã hiểu nó sâu sắc.

Nếu bạn đang là giáo viên, hay phụ huynh, đừng chỉ tập trung vào thành tích học tập của con. Hãy cố gắng khuyến khích trẻ thể hiện tiềm năng, xây dựng sự tự tin và những hành trang tốt nhất cho cuộc sống thực tế trong tương lai.

Công bố lịch thi đấu giải bóng đá Mikado Hà Nội Champions League 2017 tại Hội trường Hà Nội

Chiều ngày 27/2/2017, BTC giải bóng đá Mikado Hà Nội Champions League 2017 đã tổ chức lễ bốc thăm và công bố lịch thi đấu tại Hội trường Hà Nội, tầng 3, tòa nhà 25T2 Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.


Giải bóng đá Mikado Hà Nội Champions League 2017 (tiền thân là giải Ngọc Bảo Open) do phuihanoi.com phối hợp với Công ty CP Kỹ thương Thiên Hoàng (Mikado - Nhà tài trợ chính) tổ chức theo thể thức Champions League của châu Âu, được hứa hẹn sẽ là sân chơi đấu cúp có uy tín nhất cho các đội bóng phong trào hàng đầu tham dự. 


Sau 3 mùa giải thành công rực rỡ và đã nhận được những phản hồi tích cực từ giới chuyên môn, các đội bóng và người hâm mộ, chính điều đó đã thôi thúc BTC quyết tâm biến giải đấu thành giải đấu cúp thường niên cho các đội bóng mỗi dịp năm mới xuân về, và liên tục được nâng tầm từ khâu tổ chức cho đến hình ảnh của nhà tài trợ, các đơn vị đồng hành và của các đội bóng tham dự. Hướng tới mùa giải thứ 4, không chỉ thay đổi tên giải thành Mikado Hà Nội Champions League nhằm nâng tầm cho giải đấu, BTC còn có những thay đổi tích cực về khâu tổ chức, để giải đấu trở nên an toàn và chuyên nghiệp hơn.


Cho thuê hội trường tại Hà Nội  rất hân hạnh được đồng hành cùng Mikado trong buổi lễ công bố mùa giải 2017. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại những hình ảnh đáng chú ý nhất trong buổi lễ:







Mọi thông tin chi tiết về:

Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận dịch vụ:  098 235 4969 / 090 349 7886
Hoặc truy cập 1 trong các Blog dịch vụ của chúng tôi:


Chương trình đào tạo giám đốc tài chính - Clever CFO tại Hà Nội

Cho thuê phòng hội thảo tại hà nội  xin giới thiệu tới quý khách: Chương trình đào tạo Giám đốc tài chính chuyên nghiệp được Trung tâm đào tạo giám đốc tài chính Clever CFO thiết kế đặc biệt để trả CFO về đúng vị trí và phát huy tối đa vai trò của vị trí CFO tại doanh nghiệp. Khóa đào tạo của Clever CFO bao gồm 12 phân hệ chính và 2 phân hệ tặng thêm.

cho thuê phòng hội thảo giá rẻ

Qua hơn 8 năm hoạt động, Clever CFO đã chia sẻ các chuyên đề này đến hơn 2000 học viên tại 2 cơ sở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Dưới đây là 1 số hình ảnh tiêu biểu của Clever CFO Hà Nội trong các khóa  đào tạo CFO tại phòng hội thảo hà nội  tầng 3, tòa nhà 25T2 Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội:

Chương trình đào tạo giám đốc tài chính



Cho thuê phòng hội thảo


  
Mọi thông tin chi tiết về:
Cho thuê phòng đào tạo tại hà nội

Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận dịch vụ:  098 235 4969 / 090 349 7886



Tuyệt kỹ đặt tên thương hiệu bạn cần biết


Chiến lược gia marketing nổi tiếng thế giới từng nói: “Sẽ chẳng có hoạt động marketing nào thành công nếu tên thương hiệu không đúng. Công ty, sản phẩm, bao bì và marketing dù có tốt đến đâu cũng sẽ không hiệu quả nếu tên thương hiệu sai”.

Vì vậy trước khi trở thành “great name” hay “big name”, tên thương hiệu cần là một cái tên đúng.

Những phương pháp đặt tên thương hiệu sau đây có thể giúp bạn tìm ra cách để có một tên thương hiệu phù hợp với doanh nghiệp của mình, và đạt được hiệu quả truyền thông.

1. Sử dụng nguyên một từ trong từ điển

Apple, Visa, Virgin… sử dụng cách đặt tên này. Cách đặt tên này có ưu thế là không cần giải thích ý nghĩa của tên, đồng thời tận dụng được những liên tưởng có sẵn (nếu có) của người tiêu dùng.

Ví dụ: Discovery Channel sẽ được liên tưởng tới “khám khá”, Visa được liên tưởng tới việc “xuyên quốc gia” (nhờ vậy Visa trở thành thẻ thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến nhất hiện nay)…

Tuy nhiên, với cách đặt tên này, khả năng bảo hộ không cao, ý nghĩa của từ nguyên gốc đó phải thể hiện được thông điệp hoặc ý nghĩa của thương hiệu.

2. Tên viết tắt

Chúng ta khá quen thuộc với những cái tên đình đám như IBM, BMW, KFC, GM, GE… hay ACB, VNI (Công ty Thiết kế và Diễn họa Kiến trúc Việt Nam với các giải pháp marketing trong lĩnh vực bất động sản), CVI (Công ty dược mỹ phẩm CVI)….

Ưu điểm của cách đặt tên này là ngắn gọn. Tuy nhiên hạn chế là cần phải giải thích ý nghĩa trong truyền thông, tên khó thể hiện sự khác biệt, khả năng bảo hộ thường thấp và rất dễ nhầm lẫn với các thương hiệu khác.

Ngoài ra, nhóm tên này ít mang lại cảm xúc cho khách hàng, khó nhớ và đòi hỏi nỗ lực truyền thông rất lớn. Các thương hiệu trên thế giới như IBM, GE, HSBC… phần lớn rơi vào tình huống thành công về kinh doanh đến trước, thương hiệu nổi tiếng đến sau.

3. Tên mô tả


Một số doanh nghiệp sử dụng cách đặt tên này: thegioididong, Animal Planet, Trà xanh Không độ, Kids Plaza…

Phương pháp này phù hợp với các thương hiệu dẫn đầu, thương hiệu tiên phong, hoặc những thương hiệu có điểm độc đáo. Điểm chung của phương pháp này là dùng tên mô tả hoặc ngành nghề làm tên thương hiệu. Nhờ vậy sẽ tiết kiệm ngân sách truyền thông, hầu như không phải giải thích ý nghĩa nhưng lại tạo được liên tưởng ngành nghề rất mạnh trong tâm trí khách hàng.

Mặt trái của nhóm tên này là dễ bị trùng lặp, khó có khả năng bảo hộ và sẽ rất hạn chế nếu doanh nghiệp muốn mở rộng ngành nghề.

4. Kết hợp từ


Đây là phương pháp khá phổ biến được nhiều thương hiệu sử dụng, như Powerpoint, Fedex, Techcombank, Vinasoy, Thaibinh Seed, Eduzone, Vietinbank, Ecopark…

Lợi thế của nhóm tên này là ngắn gọn, dễ nhớ, mang màu sắc riêng của thương hiệu và tạo cảm xúc tốt hơn cho khách hàng. Cách đặt tên này được sử dụng phổ biến và hiệu quả trong một số ngành như ngân hàng (bằng cách sử dụng tiếp tố “bank”), công nghệ (ghép với “tech”), giáo dục (ghép với “edu”), đồ dùng gia đình (gắn với “house” hoặc “home”, như Sunhouse)…

5. Tạo ra từ hoàn toàn mới


Nếu doanh nghiệp muốn có một cái tên khác biệt hoàn toàn với tất cả đối thủ cạnh tranh thì có thể sử dụng cách đặt tên của các thương hiệu, như: Kodak, Yahoo, Google, Oreo, Xerox, Mozilla, Alexa…

Lợi thế lớn nhất của phương pháp này là khả năng bảo hộ cao và đăng ký tên miền thuận lợi. Dĩ nhiên cái giá của nó là đòi hỏi đầu tư nhiều hơn cho truyền thông cả về tiền bạc và thời gian.

Cách đặt tên này cũng rất thách thức với người làm sáng tạo.

6. Tên riêng


Tên riêng có thể là tên người hoặc tên địa danh. Nếu là tên người thì đó thường là tên của người sáng lập, người đại diện doanh nghiệp như Walt Disney, Wendy’s, Bác Tôm, Ông già IKA… Tên chỉ dẫn địa lý thường gắn với những địa danh nổi tiếng về chủng loại sản phẩm hoặc nơi doanh nghiệp đó được thành lập, như Yến sào Khánh Hòa, Đạm Cà Mau…

Một thương hiệu toàn cầu là IKEA cũng sử dụng cách đặt tên này bằng cách kết hợp chữ cái đầu tiên trong tên của nhà sáng lập người Thụy Điển Ingvar Kamprad và chữ viết tắt tên ngôi làng mà ông lớn lên Elmtaryd Agunnaryd - thành IKEA.

7. Tên ẩn dụ

Đây là một trong những kỹ thuật đặt tên tạo được sự độc đáo, phá cách. Dĩ nhiên, phương pháp này đòi hỏi sự tương thích giữa tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của thương hiệu với tên ẩn dụ đó và cần thời gian, ngân sách cho truyền thông.

Plato là một trong ba nhà hiền triết cổ đại Hy Lạp nổi tiếng nhất. Ông là học trò của Socrates và là thầy của Aristotle. Plato cũng là người sáng lập Học viện Athens - một trong những học viện đầu tiên chuyên về đào tạo cao cấp tại phương Tây thời cổ đại.

Với ý nghĩa đó, tên Học viện Thương hiệu Plato thể hiện khát vọng của người sáng lập khi theo đuổi các giá trị uyên bác, chính trực và truyền cảm hứng trong đào tạo về thương hiệu.

Amazon là tên con sông lớn nhất thế giới. Jeff Bezos lấy tên Amazon với tầm nhìn trở thành thương hiệu thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Trên logo của Amazon có mũi tên chỉ từ A đến Z thể hiện cho tham vọng biến Amazon không chỉ là “cửa hàng sách lớn nhất trên thế giới” mà là “cửa hàng bách hóa lớn nhất thế giới”.

Các phương pháp đặt tên thương hiệu không ít. Nhưng sẽ không có phương pháp hoàn hảo cũng như khó có tên thương hiệu kiệt xuất. Điểm mấu chốt trong đặt tên thương hiệu là phương pháp phù hợp và có một cái tên thương hiệu đúng.

Tên thương hiệu đúng sẽ mang lại hiệu quả to lớn trong hành trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì phải sửa sai, các doanh nghiệp hãy làm đúng ngay từ “viên gạch” đầu tiên - đặt tên thương hiệu.

Tôi nghĩ mình là người hạnh phúc nhất dù không có tiền không hy vọng.

“Bạn không cần nhiều thứ để có cuộc sống hạnh phúc, chỉ cần bản thân và cách suy nghĩ của bạn” – Marcus Aurelius. 


“Bạn không phải công việc bạn đang làm. Bạn không phải số tiền bạn có trong ngân hàng. Bạn không phải chiếc xe bạn lái. Bạn không phải những gì có trong ví, càng không phải chiếc quần kaki khỉ gió bạn đang mặc”. Đó là một trong những trích đoạn rất hay trong cuốn sách mà tôi yêu thích nhất có tên “Fight Club” của Chuck Palahniuk.

Tôi chắc đã đọc quyển “Fight Club” này khoảng 5,6 lần gì đó rồi. Nhưng trong lần đọc lại gần đây, những dòng chữ này đã gây cho tôi ấn tượng rất mạnh.

Có phải chúng ta đang lãng phí cuộc sống bởi việc cố gắng theo đuổi những thứ phù phiếm?

Trong lúc mải theo đuổi những mục tiêu của cuộc đời, chúng ta rất dễ dàng mất phương hướng và quên đi điều gì mới là quan trọng nhất và rồi trước khi nhận ra, chúng ta đã lãng phí thời gian theo đuổi những thứ không cần thiết cho cuộc sống.

Không có gì sai với việc đặt ra mục tiêu và cố gắng theo đuổi chúng. Tuy nhiên, thật ra, bạn không cần những thứ bạn theo đuổi để có cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc.

Đây chính là lý do tại sao:

Bạn không cần lập danh sách những việc cần làm trong đời

Đừng tự ép bản thân phải làm những việc điên rồ. Sẽ thật vô nghĩa nếu bạn sống chỉ để làm hết cái này đến khác trong danh sách của mình rồi sau đó khoe khoang với mọi người về thành tích của mình.

Chúng ta mua sắm, tiệc tùng, đi du lịch, chuyển đến thành phố khác hay thay đổi công việc. Nhưng nội tâm của chúng ta không hề thay đổi sau những việc làm đó.

Ý tôi không phải là bạn không nên lập danh sách những việc cần làm trong đời. Nhưng bạn cần hiểu rằng thiếu nó thì chúng ta vẫn có thể có một cuộc sống ý nghĩa.

Đừng tự gây áp lực cho bản thân phải làm một cái gì đấy. Ai quan tâm chứ? Cuộc sống của bạn không giống như khẩu hiệu “Just do it” của một hãng đồ thể thao.

Bạn có thể sống rất đơn giản mà vẫn hạnh phúc. Một khi nhận ra điều này, bạn có thể tự do làm những điều mình thực sự muốn mà không phải vì cái danh sách “10 điều bạn nên làm trước khi chết”.

Bạn không cần nhiều thứ để có cuộc sống hạnh phúc, chỉ cần bản thân và cách suy nghĩ của bạn” – Marcus Aurelius.

Bạn không cần để ý những “status” trên mạng xã hội

Bằng cấp đại học, chức vụ, số lượng bạn bè và người theo dõi trên mạng xã hội, tất cả đều là thước đo con người. Vì một lý do nào đó, chúng ta cứ phải cố xác định địa vị của mình trong xã hội.

Bạn là người chiến thắng hay kẻ thất bại? Đó có thật là những thứ mà chúng ta nên theo đuổi? Chúng ta làm mọi thứ chỉ để làm đẹp hồ sơ và mở rộng quan hệ. Chúng ta muốn sau này có thể tuyên bố rằng: “Tôi học trường X” hay “Tôi làm việc tại Y”.

Sự thật là địa vị xã hội không giúp bạn tốt đẹp hơn ai cả. Chúng ta không còn sống trong thế kỷ 18 nữa, không ai quan tâm đến địa vị xã hội của bạn. Cái mọi người quan tâm là tính cách và kỹ năng của bạn.

“Những người nắm giữ các vị trí quan trọng trong xã hội thường được gọi là “ai đó”, còn ngược lại những kẻ thấp hèn thì lại “chẳng là ai cả”. Tất cả những điều này đều là vô nghĩa, bởi mỗi chúng ta đều là những cá thể khác biệt với đặc trưng và tồn tại riêng biệt” - Alain de Botton.

Bạn không phải cái tài khoản ngân hàng


Tiền rất quan trọng. Nói một cách trung thực, bạn sẽ chẳng làm được gì nếu không có tiền. Trừ khi bạn muốn bỏ vào rừng và sống tự cung tự cấp như Thoreau thì cứ tự nhiên, không ai ngăn cản bạn đâu.

Nhưng nếu bạn muốn trở thành một phần của xã hội, thì bạn cần tiền để tồn tại. Thế nhưng, chúng ta lại trao cho tiền quá nhiều quyền lực. Chúng ta đã để tiền quyết định quá nhiều thứ trong cuộc sống.

Sự thật là tiền đến rồi lại đi. Tôi đã tiêu tốn rất nhiều tiền cho cuộc sống, nhưng đã sao? Tiền cũng chỉ là một loại hàng hóa, đừng để nó cai trị cuộc sống.

“Tôi không có tiền, không có của cải, cũng không có hy vọng. Nhưng tôi vẫn là người hạnh phúc nhất trên thế gian này” - Henry Miller.

Đừng nhắm mắt mà theo đuổi điều gì

Nếu bạn cứ mải mê theo đuổi những thứ mà bạn tin sẽ làm cho mình hạnh phúc, cuộc sống của bạn sẽ trôi đi trong nháy mắt.

Trái với những gì chúng ta thường nghĩ, cuộc sống là đủ lâu. Như Seneca đã nói: “Cuộc sống sẽ đủ dài nếu chúng ta được sống trọn vẹn”.

Và để sống sao cho trọn vẹn, chúng ta cần học cách chậm lại và tận hưởng từng khoảnh khắc.

Đã bao giờ có một ngày bạn cảm thấy thời gian dường như không tồn tại? Khi bạn thật sự đắm chìm vào từng khoảnh khắc, thời gian sẽ trôi chậm lại. Không quan trọng bạn làm gì, chỉ cần bạn thật tâm chân thành làm nó, bạn sẽ không lãng phí đời mình.

Mặt khác, đã bao giờ bạn nghĩ: “Không thể tin được một năm lại trôi qua”. Bạn thường nghĩ như thế vào mỗi sinh nhật hoặc ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Bạn có thể coi đó là sự hiện diện, tập trung, chánh niệm hay bất cứ thứ gì bạn muốn. Điều cần nhớ là: Bạn có khả năng làm chậm thời gian, vậy nên hãy tận dụng nó.

Tất cả những điều bạn cần phải làm là tận hưởng từng khoảnh khắc, không lo lắng, không áp lực và mơ mộng. Khi làm được điều đó, cuộc đời sẽ dài ra và thời gian sẽ không trôi đi trong nháy mắt.

Bạn sẽ chỉ lãng phí cuộc sống nếu bạn phân tâm trong những trải nghiệm.

Tôi tin rằng, trong sâu thẳm chúng ta đều hiểu rằng thời gian là có hạn. Chúng ta đều biết rằng cuộc sống không thể chỉ là đi kiếm tiền, đăng ảnh đi du lịch lên mạng xã hội hay nghề nghiệp bạn là gì.

Sự kết nối, kinh nghiệm, tình yêu, các mối quan hệ, sự quan tâm chăm sóc và chia sẻ mới là những điều chúng ta coi trọng nhất. Tất cả chúng ta đều biết điều đó, đúng chứ? Quan trọng không phải những gì bạn biết, quan trọng là những gì bạn làm.

Những gì bạn làm vang to đến mức tôi không nghe thấy những gì bạn nói nữa” - Ralph Waldo Emerson.

Cuộc sống là một món quà, hãy tận hưởng từng giây phút trôi qua dù tốt hay xấu.

Chuyện con ruồi và ô cửa kính bài học về sự thay đổi

Trong cuộc sống nỗ lực là điều bất cứ ai cũng có, dù ít hay nhiều. Nhưng không phải ai cũng biết, ngoài nỗ lực cần có sự thay đổi để thích nghi với môi trường thì mới có thể thành công được.


Có một con ruồi nhỏ bị giam trong một căn phòng kín bao vây bởi những ô cửa kính. Ruồi tìm mọi cách đập vào cửa kính để tìm lối thoát ra nhưng vô vọng.

 
Với nỗ lực và lòng kiên trì, ruồi nghĩ rằng “Nếu như không đạt được một điều gì đó thì đơn giản là cần phải tập trung nhiều sức lực vào nó hơn”. Vậy là ruồi ta tiếp tục quăng cả thân mình vào cửa kính với hy vọng có thể vượt qua chướng ngại vật và tìm được tự do.

Tuy nhiên, nỗ lực điên cuồng thì chẳng đem lại điều gì cả. Một con ruồi nhỏ bé dù có nỗ lực đến đâu đi chẳng nữa cũng không thể làm vỡ cửa kính cứng rắn kia được. Ruồi biết điều đó, nhưng nó bế tắc bởi không làm được gì khác, và nó quyết định lao đầu vào làm điều vô vọng.

Kết quả là sau bao nỗ lực, ruồi vẫn rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Nó tìm thấy nơi trú ẩn cuối cùng trên bậu cửa sổ.

Có một điều mà con ruồi hoàn toàn không biết đó là cách cửa sổ mười bước chân, ở một góc của căn phòng, cửa ra vào vẫn mở. Ruồi chỉ mất khoảng vài giây để bay qua đó, len qua khe cửa và trốn thoát ra ngoài. Việc này đòi hỏi một phần nghìn nỗ lực mà con ruồi đã bỏ ra để làm vỡ kính cửa sổ.

Tự do ở đó, lối thoát ngay bên cạch, chỉ dễ dàng thế thôi. Nhưng tại sao ruồi không tìm được?

Tại sao con ruồi nhỏ bé lại quyết tâm dồn tất cả sức lực của mình vào con đường ấy? Vì sao nó cố đâm vào tấm kính đến hơi thở cuối cùng mà không thử thay đổi chiến thuật một lần?

Tất nhiên, đây là cách thức của con ruồi và hoàn toàn logic với chiến thuật của nó. Ruồi bị đóng đinh bởi suy nghĩ rằng cứ nỗ lực hết mình thì sẽ có được thành công, dù việc khó đến đâu đi chăng nữa.

Con ruồi không biết rằng, yếu tố quyết định thành công còn có môi trường và những cơ hội. Việc thay đổi để thích nghi với môi trường hay chớp lấy cơ hội mới là điều quan trọng nhất, chứ không phải nỗ lực điên cuồng và mù quáng.

Trong cuộc sống cũng vậy, nỗ lực là điều tất cả chúng ta đều có, dù ít hay nhiều. Ai cũng muốn thành công, ai cũng muốn có một công việc ổn định và kiếm thật nhiều tiền. Và tất nhiên, ai cũng nỗ lực để thực hiện mục tiêu của mình. Nhưng không phải ai cũng biết, ngoài nỗ lực cần có sự thay đổi để thích nghi với môi trường thì mới có thể thành công được.

Rất nhiều bạn trẻ hiện nay đang bước đi trên con đường mà chính các bạn cũng lờ mờ nhận ra nó sẽ không đưa bạn đến cái đích mình muốn.

Thế nhưng, các bạn vẫn bước, vẫn cố chấp đi vào ngõ cụt bởi vì các bạn đi theo xu hướng của đám đông, các bạn sợ mình sẽ thua thiệt nếu không làm theo cách mà mọi người vẫn đang làm. Vô hình chung, bạn biến thành người sống để đeo đuổi giấc mơ và đam mê của người khác.

Để hiểu rõ hơn về điều này, bạn có thể nhìn vào cuộc đời “huyền thoại” Steve Jobs để thấy ông đã thay đổi và thích nghi như thế nào.

Năm 30 tuổi, Jobs bị Apple - công ty do chính mình sáng lập sa thải. “Tôi đã bị sa thải, thậm chí còn bị họ công khai chỉ trích” – Jobs chia sẻ.

Năm 1985, trong giai đoạn khủng hoảng tuổi 30, Jobs từng băn khoăn tự hỏi liệu mình nên tham gia vào chính trị hay trở thành một phi hành gia hay không? Tuy nhiên sau đó, ông tiếp tục thay đổi chiến thuật và sáng lập nên công ty máy tính NeXT.

Gần một thập kỷ sau đó, Steve Jobs quay trở lại Apple và mang đến cuộc cách mạng mới cho các sản phẩm iPod, iPhone, và iPad nhờ sự sáng tạo và thích nghi không ngừng nghỉ.

Trong một lần phát biểu trước các sinh viên đại học Stanford, Jobs cho biết: “Tôi từng không nhận ra nhưng chính việc bị Apple sa thải đã tạo bước ngoặt lớn trong cuộc đời tôi. Trở ngại của thành công được thay thế bằng ánh sáng khi bạn nhìn thấy một con đường mới và thay đổi để thích nghi với nó. Tôi đã được tự do để thỏa sức sáng tạo trong suốt cuộc đời mình”.

Tôi đã sốc nặng khi đi mua đá phong thủy ở trời Tây với giá 1 bữa ăn trưa, chỉ bằng 1/3 đến 1/5 giá đá ở Việt Nam

Người viết bài đã ghé thăm cuộc triển lãm triển lãm đá khoáng vật Mineral Expo ba lần trong ba năm liên tiếp, và muốn đưa một cái nhìn đúng đắn hơn về giá trị đích thực của những loại đá “phong thủy” đang được tiêu thụ với giá ngất trời tại Việt Nam.


Ở Việt Nam, "đá phong thủy” là một trong những từ khóa được tìm kiếm rất nhiều. Vì mang theo ý nghĩa tâm linh, với niềm tin sẽ mang lại may mắn, tài lộc mà các loại đá này được bán với giá rất cao, thậm chí cao hơn giá trị thật rất nhiều. Thị trường ở Việt Nam đang sôi nổi với các loại đá bán quý phổ biến như là thạch anh, mắt hổ, aventurine, tourmaline… và thậm chí những loại đá do người bán “tự đặt tên ra” (ví dụ như… “đá hồ ly”!).
Giá trị thật của các loại đá ấy như thế nào? Giá bán ở thị trường nước khác ra sao? Cuộc triển lãm đá khoáng vật Mineral Expo tổ chức thường niên tại thủ đô Vác-xa-va, Ba Lan, quy tụ 400 nhà cung trên toàn thế giới có thể giúp bạn đọc tìm hiểu và so sánh.
Đây là cuộc triển lãm có tuổi đời hơn 25 năm, tổ chức tại mặt bằng rộng 8000 mét vuông ngay tại cung Văn Hóa và Khoa Học Vác-xa-va, thu hút gần 20 nghìn lượt khách toàn thế giới mỗi năm. Tại đây có các công ty lớn nhất trong ngành trang sức, đá quý, kim hoàn…, triển lãm và bày bán các loại khoáng vật, đá bán quý, đá quý, mẫu vật hóa thạch. Triển lãm nhận được nhiều lời khen của đại sứ các nước ở Ba Lan, giới chuyên môn cũng như báo chí.
Người viết bài đã ghé thăm cuộc triển lãm này ba lần trong ba năm liên tiếp, và muốn đưa một cái nhìn đúng đắn hơn về giá trị đích thực của những loại đá “phong thủy” đang được tiêu thụ với giá ngất trời tại Việt Nam.
* Tỉ giá đồng Ba Lan – Việt Nam: 1 PLN = 5591 VNĐ (tại ngày 12/03/2017)

Thạch anh hồng – mặc áo “đá quý” tại Việt Nam
Đầu tiên phải kể đến thạch anh hồng được mệnh danh là “đá của tình yêu”. Thạch anh là một khoáng vật rất phổ biến trên thế giới, công thức hóa học là SiO2 (silic đi-ô-xít), giá trị thấp, thường được dùng để trang trí, sưu tầm… Thạch anh hồng có màu từ hồng nhạt đến hồng sậm tùy thuộc vào hàm lượng titan, sắt và măng-ga bên trong, được coi là đá bán quý.
Nguồn đá đẹp nhất phải kể đến thạch anh hồng Brazil hay Madagasscar. Do mang yếu tố tâm linh nên ở Việt Nam, một chiếc vòng thạch anh hồng 18 hạt được bán với giá từ 200 – 400 ngàn, nếu được chế tác thành khối cầu hoặc hình dạng khác thì giá cả còn đắt hơn. Nhưng tại triển lãm ở Ba Lan, thạch anh hồng được bán với giá từ 9 – 30 PLN (tương đương với khoảng 50 – 180 nghìn VNĐ).


Tại hội chợ Mineral Expo, thạch anh hồng Brazil thô được bán với giá 5-10 PLN (30-60 ngàn VNĐ) một khối to bằng khoảng nắm tay.
Bàn về đá chế tác hoặc mài bóng làm trang sức, thạch anh hồng ở Việt Nam được bán với giá cao ngất ngưởng:
Một cửa hàng bán online ở Việt Nam: Một chú cú mèo thạch anh hồng được bán với giá lên tới 680.000 VNĐ.


Tại Ba Lan: Một rổ hình các loài vật được chế tác từ nhiều loại đá (thạch anh hồng, aventurine, lapis, thạch anh trắng, rhodonite, vân vân), tất cả đều đồng giá 9 PLN (khoàng 50-55.000 VNĐ). Trên tay là một chú rùa làm bằng thạch anh hồng.


Thạch anh tím có giá không bằng một bữa ăn trưa ở Ba Lan


Đây là loại đá phong thủy được nhắc nhiều thứ hai tại thị trường Việt Nam với giá bán không dưới 300.000 VNĐ một sản phẩm.

Tại Việt Nam:
Một mặt dây chuyền chế tác đơn giản đã có giá gần 400 nghìn đăng trên một website bán hàng.


Hốc thạch anh tím nặng 4,8 kg ở Việt Nam bán với giá hơn 4 triệu đồng.

Tại Ba Lan:
Một nhà cung cấp bán mặt vòng chế tác dạng hoa hồng tinh vi, phức tạp hơn, với giá 25 PLN (khoảng 150.000 VNĐ)


Hốc thạch anh tím gần 19,8 kg ở Ba Lan được một nhà cung bán với giá khoảng 7,5 triệu VNĐ.


Đá mắt hổ - "chảy nước mắt" vì chỉ bằng 1/5 giá ở Việt Nam

Mắt hổ là khoáng vật cũng có công thức hóa học là SiO2. Màu sắc tự nhiên của đá mắt hổ là vàng và vàng nâu. Phần lớn các loại đá mắt hổ đỏ, xanh lá cây, xanh nước biển thường đã được qua xử lý nhiệt để đạt được hiệu ứng màu sắc.
Tại Việt Nam, không khó để tra Google nhằm xác thực giá bán của đá mắt hổ, một chiếc vòng tay 8 ly đặt trên kệ với giá từ 300-500 ngàn. Tuy nhiên, tại Ba Lan, người mua cũng… không khó để tùy ý “tìm bới” trong giỏ hàng cho mình một chiếc vòng làm từ nhiều loại đá, trong đó có cả mắt hổ chất đẹp với giá đồng loạt 15 PLN tức gần 90 nghìn VNĐ.


Ở nước ngoài: bán cả rổ
Tới đây, bạn đọc hoàn toàn có thể tự tra cứu giá bán tại Việt Nam và so sánh với một số loại đá sau:


Đá mắt hổ, thạch anh hồng, lapiz, kim sa, aventurine, thạch anh trắng, turquoise được chế tác thành mặt vòng nhiều hình dạng, bán với giá 12 – 20 PLN (70 – 120 ngàn VNĐ)

Cùng với đá mắt hổ, jasper, unakite, citrine,… được chế tác thành móc đeo chìa khóa, bán đồng giá từ 3 – 10 PLN (18-60 ngàn VNĐ).

Đá thạch anh khói (bên trái) bán theo chuỗi 30-40 cm với giá 40 PLN (240 ngàn VNĐ)


Chuối vòng đeo tay từ mã não, aventurine, thạch anh trắng, thạch anh tím… bán với giá 5-15 PLN (30 – 90 nghìn VNĐ)


Khối trụ thạch anh trắng gắn đèn này có giá 45 PLN – khoảng 260 nghìn VNĐ.
Ngoài ra, có thể mua lẻ các chuỗi dây dài khoảng 30-40 cm. Trong hình là đá Garnet (thạch lựu) với giá khoảng 260 ngàn VNĐ. Được biết, tại thị trường Việt Nam một chuỗi 18 hạt có thể lên tới 600.000 VNĐ.


Florite cũng là một khoáng vật phổ biến, có màu xanh lá, tím, trắng… Những ai không biết sẽ “gọi nhầm” là thạch anh tím và thạch anh xanh. Trong hình là một chuỗi 30 cm với giá 360.000 VNĐ.
Ruby in Zoisit hay còn gọi là Anyolite, ở Việt Nam đôi khi được gọi là “gốc ruby” hay “ruby non”. Đây là loại tinh thể kết hợp có chứa ruby lẫn zoisite, được khai thác nhiều ở Ấn Độ và Tanzania, độ hiếm: phổ biến. Vì có lẽ có chứa ruby và ít người biết, nên ở Việt Nam một chiếc vòng tay được bán với giá từ 1 triệu đến 4 triệu!


Còn tại Ba Lan, 32-40 PLN (180-240 nghìn VNĐ) cho một chuỗi dài khoảng 30-40 cm là một mức giá phổ biến.


Đá unakite bán theo chuỗi 30 cm với giá 26 PLN (chưa đầy 180 nghìn VNĐ).

Chuỗi lapiz dài 30 cm bán với giá 35 PLN (khoảng 180-190 nghìn VNĐ).

Phong thủy hay niềm tin mù quáng?

Nhiều người cho rằng, do mang yếu tố phong thủy, tâm linh nên các loại đá này được bán với giá trên trời, mặc dù chúng còn không được xếp hạng “đá quý”, mà chỉ là “đá bán quý” trở xuống. Điều ấy không chính xác. Tại các nước Phương Tây, chúng cũng được sử dụng cho mục đích tâm linh, ví dụ như ngồi thiền, hàn gắn luân xa, thanh tẩy năng lượng xấu, mang lại binh an và may mắn… Tuy nhiên, không vì niềm tin mù quáng mà những viên đá ấy được bán với giá đắt gấp năm, gấp mười giá trị thực của nó. Trong khi nhiều người Việt Nam tỏ ra giữ gìn, nâng niu thái quá khi mua được một chiếc vòng đá ưng ý, thì tại các nước Phương Tây, học sinh cấp một, cấp hai từ sớm đã sưu tầm các loại đá này về để giải trí hay nghiên cứu.
Cũng nhiều người nói rằng do vận chuyển nên giá cả mới cao như thế. Điều này càng không đúng vì ở Việt Nam có khá nhiều các mỏ đá, ví dụ mỏ đá thạch anh ở Yên Bái, Đà Nẵng. Tại châu Âu, các loại đá kể trên cũng được nhập rất nhiều từ Ấn Độ, Madagascar… nhưng giá bán vẫn rất hợp lý.

Phân biệt đá thật và giả

* Lưu ý, đây chỉ là cách phân biệt ở mức rất sơ đẳng.
Đá thạch anh tự nhiên khi sờ vào sẽ có cảm giác mát lạnh. Thạch anh có độ cứng trên thang Mohs là 7/10 nên sẽ làm xước, nứt, vỡ thủy tinh khi cọ vào. Về màu sắc, thạch anh có vân nứt tự nhiên, màu sắc không đồng đều, đôi khi pha lẫn nhiều tạp chất.
Hiện tại các loại đá thạch anh phi tự nhiên có thể được tạo và chế tác như sau:

• Chế tác trong phòng thí nghiệm: Nếu nói đây là đá “giả” thì không chính xác. Đá nhân tạo thường khá khó phân biệt với thạch anh tự nhiên vì cấu trúc, thành phần của chúng giống nhau, chỉ khác rằng trong phòng thí nghiệm, đá được tạo ra trong vòng vài giờ, vài ngày thay vì hàng nghìn năm. Về cơ bản, đá nhân tạo có màu sắc rất đều, không có tạp chất.
• Đá xử lý nhiệt, nhuộm màu: nếu đá có màu quá đều, quá sang, thậm chí hơi “chóe” thì có thể là đá qua xử lý màu.
• Đá giả: nếu bên trong có bọt bong bóng nhỏ thì đây là thủy tinh.
Và quan trọng nhất, nếu trông nó quá hoàn hảo thì phải cân nhắc ngay!
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, hiện đang du học thạc sĩ chuyên ngành Tài chính tại Ba Lan.
Thùy An
Theo Trí Thức Trẻ