Cho thuê hội trường, phòng họp, phòng hội thảo
.

HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

PHÒNG HỌP CHUYÊN NGHIỆP

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG CHO THUÊ

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

HỘI TRƯỜNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN

LIÊN HỆ : 0912 123 267 / 0981 808 029

Pages

Học cách chịu trách nhiệm và không vội phán xét qua 2 câu chuyện nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa

Biết cách chịu trách nhiệm cho lời nói, hành động của bản thân cũng như không vội vàng phán xét là hai trong số rất nhiều điều bạn cần "nằm lòng" khi bước chân ra đời.


1. Bốn sinh viên thông minh
Vào một buổi tối, bốn sinh viên kéo nhau đi nhậu nhẹt thâu đêm mà chẳng lo chuẩn bị cho bài kiểm tra ngày mai. Sáng hôm sau, họ đã nghĩ ra một cách vô cùng "thông minh".
Bốn người lấy dầu nhớt và bụi bẩn tự bôi hết lên quần áo, mặt mũi. Sau đó, họ đến gặp giáo sư và nói rằng đêm qua họ đi ăn cưới một người bạn, trên đường về, xe bị nổ lốp và bốn người họ phải cùng nhau... đẩy xe cho đến khi tìm được chỗ sửa. Thế nên, họ vừa bẩn thỉu lại mệt mỏi vì không được ngủ, không thể làm bài kiểm tra được.
Giáo sư quay lưng đi nghĩ ngợi và nói rằng họ có thể làm lại bài kiểm tra sau 3 ngày nữa. Họ cảm ơn ông và hứa rằng sẽ chuẩn bị sẵn sàng cho bài kiểm tra lần tới.
Đúng 3 ngày sau, họ đến gặp giáo sư như đã giao hẹn. Ông nói rằng vì đây là một bài kiểm tra đặc biệt nên cả bốn người họ phải làm bài kiểm tra trong bốn phòng riêng biệt. Tất cả đều đồng ý vì họ đã chuẩn bị rất kỹ trong 3 ngày vừa qua.
Bài kiểm tra chỉ có 2 câu hỏi với tổng điểm là 100:
1. Họ tên: __________ (1 điểm)
2. Lốp xe nào bị nổ? __________ (99 điểm)
a. Lốp trước bên trái
b. Lốp trước bên phải
c. Lốp sau bên trái
d. Lốp sau bên phải
Bài học: "Chạy trời không khỏi nắng" - bất cứ ai cũng đều phải chịu trách nhiệm cho lời nói và hành động của bản thân, đôi khi còn phải trả giá, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Dám chịu trách nhiệm là một yếu tố quan trọng để trưởng thành và gây dựng thành công cho bản thân. Phần lớn những điều tốt đẹp có diễn ra trong đời bạn hay không, đa số đều đến từ sự tin tưởng.

2. Hai quả táo của người cha


Cuối tuần, người cha dẫn cô con gái nhỏ đi chơi như thường lệ. Cô bé nhìn thấy người bán táo và nói rằng mình muốn ăn. Người cha không mang theo nhiều tiền nên chỉ mua được hai quả.
Cô bé vui mừng cầm hai quả táo trên tay. Người cha vì muốn thử con gái nên đã hỏi: “Con có thể chia cho cha một quả không?”
Vừa nghe cha nói vậy, cô con gái liền cắn thật nhanh vào một quả táo và trước khi người cha chưa kịp phản ứng, cô bé cắn luôn một miếng vào quả còn lại.
Người cha vô cùng bất ngờ. Ông tự hỏi bản thân rằng mình đã sai ở đâu mà lại khiến cô con gái mình nuôi nấng đã trở thành một người tham lam như vậy? Nụ cười vụt tắt, ông thôi băn khoăn, có lẽ ông đã suy nghĩ quá nhiều, con gái còn quá nhỏ để có thể hiểu như thế nào là sẻ chia.
Bỗng dưng, cô con gái chìa một quả táo ra trước mặt cha mình và nói: “Bố ăn quả này đi, quả này ngọt hơn ngon hơn và không có sâu đâu!”. Người cha không nói nên lời, ông cảm thấy xấu hổ vì đã vội phán xét cô con gái nhỏ của mình. Nụ cười đã trở lại trên gương mặt ông, bởi giờ đây ông đã biết con gái mình làm như vậy không phải vì tham lam.
Bài học: Con người là một "cỗ máy" xúc cảm và không phải lúc nào cũng suy nghĩ đúng, đừng đưa ra kết luận quá nhanh, cũng đừng phán xét hay đánh giá thứ gì bạn chưa hiểu rõ. Vội vàng chỉ đem đến những sai lầm, cẩn trọng trong suy nghĩ và lời nói mới là công bằng cho bản thân và người khác.
Theo Long.J
Thời Đại


Quy tắc giấc ngủ trưa

Ngoài ngủ đêm thì một giấc ngủ trưa cũng rất có ích. Vậy, ngủ ngày như thế nào và bao lâu là tốt nhất? Hãy tìm cho mình câu trả lời dưới đây nhé!


1. Giấc ngủ theo kế hoạch
Tổ chức Nghiên cứu Giấc ngủ Hoa Kỳ (NSF) đã coi đây là giải pháp tốt nhất để loại bỏ mệt mỏi. Giống như tên gọi của nó, bạn ngủ để có thể tỉnh táo cho kế hoạch vài tiếng sắp tới. Ví dụ, nếu bạn có hẹn đi xem phim tối nay thì hãy thiếp đi một lúc để phấn chấn tinh thần.
2. Giấc ngủ khẩn cấp
NSF khuyên bạn nên chợp mắt vài phút nếu đôi mắt đã mỏi mệt vì hoạt động quá sức. Dễ thấy, những người lái xe đường dài hoặc các bác sĩ phẫu thuật thường tin chọn hình thức ngủ “nhanh gọn nhưng hiệu quả” này để đẩy lùi nhiều nguy cơ tai nạn hay rủi ro.
3. Giấc ngủ theo thói quen
Đó là giấc ngủ diễn ra vào một cung giờ nhất định, thường là sau ăn trưa hoặc sau khi đi làm về. Hình thức ngủ này thường xuất hiện tại các trường mẫu giáo để giúp tinh thần và cơ thể trẻ luôn thư giãn, sảng khoái.


Vừa rồi là ba cách ngủ khác nhau. Và tiếp theo sẽ là thời gian ngủ ngày thích hợp để hỗ trợ bạn tiếp tục làm việc.
Giấc ngủ năng lượng (10-20 phút)
Đây là thời lượng ngủ lý tưởng để giúp bạn tăng cường tập trung cũng như năng suất lao động. Một nghiên cứu năm 2012 trên tạp chí Sleep chỉ ra, một giấc ngủ 10 phút sẽ lập tức xóa bỏ rã rời và cải thiện nhận thức. Ngoài ra, giấc ngủ 20 phút còn giúp bạn tỉnh táo đến không ngờ trong 125 phút khi tỉnh dậy.
Splaver cũng chia sẻ, hãy ngủ một giấc ngủ năng lượng trong ngày để đến đêm ta vẫn ngủ được. Điều này sẽ giúp ta ngủ dễ dàng hơn, đồng thời ngăn ngừa vấn đề ngủ thiếu giấc..
Giấc ngủ 30 phút
Nửa tiếng đã là đủ để đưa ta vào giai đoạn II của giấc ngủ, ngủ sâu. Chợp mắt chỉ trong 30 phút không những chẳng ảnh hưởng tới giấc ngủ đêm mà còn giúp ta thoát khỏi tình trạng chếnh choáng. Ngoài ra, theo một tạp chí nghiên cứu về nội tiết lâm sàng cùng sự trao đổi chất đã phát hiện, ngủ trong 30 phút có thể giúp bạn đảo ngược các tác động nội tiết xấu được hình thành do mất ngủ.
Giấc ngủ 60 phút
Nghỉ ngơi trên nửa tiếng song chưa đầy 90 phút đôi khi làm ta mệt mỏi sau khi thức dậy. Tuy nhiên, một giấc ngủ kéo dài 1 tiếng lại có thể cải thiện trí nhớ, thúc đẩy sự tỉnh táo và khiến ta thoải mái trong suốt 10 tiếng tới. Đây cũng là một lựa chọn khá phổ biến với dân văn phòng.
Giấc ngủ tươi mới (90 phút)
Thiếp đi 90 phút đồng nghĩa với việc bạn đã đi qua mọi giai đoạn của giấc ngủ và một chu kỳ giấc ngủ đầy đủ sẽ giúp ta dễ tỉnh dậy, phấn chấn hơn. Thế nhưng, đừng vì vậy mà thay 8 tiếng ngủ đêm bằng 90 phút ngủ ngày này nhé! Bởi việc ngủ ngày thay đêm sẽ khiến cho nhịp đồng hồ sinh học hàng ngày của cơ thể bị phá vỡ và ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo Diệp Nguyễn
Trí Thức Trẻ


"Lời tự thú" của một cô giáo mầm non khiến nhiều bố mẹ kinh hoàng

"Tay luôn vuốt ngực, miệng liên tục kêu: “Con no rồi, con no rồi”, nhưng cô L. vẫn một tay dứ chiếc thìa trực đập vào nơi hóp đầu cậu bé 5 tuổi".
LTS. Sau bao vụ việc trẻ bị bạo hành trẻ em diễn ra khắp nơi, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được một bài viết của một nữ phóng viên có bút danh là Dương Tuệ Mẫn - trước đây từng là cô giáo dạy trẻ.
Đã chia tay với cái nghề một thời mơ ước hơn 4 năm nay, nhưng những hình ảnh trẻ bị bạo hành vẫn cứ ám ảnh mãi trong cô.
Tâm sự với chúng tôi, nữ phóng viên có bút danh Dương Tuệ Mẫn cho biết: “Tôi quyết tâm chia sẻ với các ông bố bà mẹ trẻ về những tháng ngày làm giáo viên mầm non.
Một công việc mà tuổi thơ tôi hằng mơ ước nhưng cuối cùng tôi phải tự “cuốn gói” ra khỏi ngành vì cảm giác tội lỗi và những mưu mẹo trong những trung tâm tư thục tôi từng dạy”.
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết này để quý phụ huynh có thêm một góc nhìn về giáo dục mầm non hiện nay, từ đó biết cách mà lựa chọn trường học cho con.
Từ ước mơ đến hiện thực phũ phàng
Sau khi kết thúc phổ thông, tôi đỗ hai trường, một trường đại học và trường cao đẳng. Tất nhiên, bố mẹ muốn tôi bước chân vào giảng đường đại học.
Dù vậy, khi còn ngồi ghế giảng đường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi vẫn quẩn quanh với ước mơ trở thành cô nuôi dạy trẻ.
Tôi đã xin làm giáo viên mầm non để học nghề và thật may mắn, tôi được nhận vào một trường, ở đó đang áp dụng chương trình giáo dục sớm.
Bố mẹ nào biết đến chương trình giáo dục này thì các mẹ sẽ thấy nó thật tuyệt vời đối với lũ trẻ! Trong môi trường ấy, mối quan hệ giữa các cô và trò được liên kết chặt trẽ bằng tình yêu thương.
Ở đó, trẻ học mà như chơi, chơi mà như học. Chúng không bị ép buộc điều gì, chúng được làm những điều chúng thích, tuy nhiên, vẫn dưới sự quản lý của các cô và chúng vẫn thu về những kiến thức bổ ích.
Ở đó, tôi không coi mình là cô giáo mà tôi là mẹ của chúng, bạn của chúng, là người cùng chơi với chúng.
Trong môi trường ấy, tôi rút ra một điều, dù là giáo viên hay phụ huynh, hãy dùng tình yêu thương và sự bình tĩnh của mình để rèn dũa lũ trẻ. Tình yêu thương sẽ làm tan chảy mọi sự bướng bỉnh và khó bảo. Các phụ huynh hãy kiên trì.
Tôi chăm sóc và dạy trẻ ở nhóm tuổi từ 1 tuổi đến 3 tuổi. Một môi trường nói không với bạo lực, kể cả từ cái đánh vào lòng bàn tay con cũng không được phép.
Ở đó, không một giáo viên nào có quyền chê bai các bé. Tất cả giữa cô và trò là những tiếng cười, những cái thơm má, những lời nói dịu dàng nhưng trò rất nghe lời cô.
Sau khi học nghề ở đó được hơn một năm, tôi nghĩ mình đã đủ kỹ năng để xin cho mình một nơi tốt hơn và có một mức lương ổn định.
Ngày tôi nghỉ dạy, lũ trẻ ở lớp 4-5 tuổi không chịu học bài. Chúng khóc trong suốt bữa ăn vì biết cô không còn gặp tôi mỗi ngày. Lũ trẻ lớp tôi thì ôm chặt lấy cô không cho tôi đi, chúng mếu máo nói: “Cô đừng đi, con không cho cô đi…cô ở lại dạy chúng con”.
Với tôi đó là những ký ức đẹp nhất trong đời làm cô nuôi dạy trẻ, bởi sau đó tôi đã sa chân vào những “động” chăm trẻ ở Hà Nội khiến tôi bàng hoàng đến mức quyết định từ bỏ luôn nghề nuôi dạy trẻ.
Sau hai tháng nghỉ làm, tôi đã xin cho mình công việc mới, đó là một trung tâm mầm non tư thục ở khu vực Định Công, Hà Nội.
Bắt đầu ở đây, tôi thử việc 3 ngày, đó là ba ngày địa ngục với lũ trẻ ở trung tâm này.
Tôi đến phỏng vấn vào sáng thứ hai. Chưa đầy 15 phút nói chuyện với chủ Trung tâm, tôi được nhận vào và bắt đầu công việc với trẻ.
Trung tâm này là một căn nhà 4 tầng. Từ tầng 1 đến tầng 3 là các phòng học. Tầng 4 và Tum là nơi gia đình chị chủ sinh hoạt và bếp.
Tôi lên tầng 2 có 2 phòng, một phòng các bé tuổi nhỏ nhất. Phòng đối diện trẻ từ hơn 2 tuổi đến 4 tuổi, đó là lớp tôi phụ trách khoảng 15 trẻ đang chuẩn bị ăn sáng.

Bạo hành trẻ đang là vấn nạn nguy hiểm ở cấp học mầm non (ảnh nguôn giaoduc.net.vn - chỉ mang tính minh họa).

Tất cả trẻ được ngồi gọn một chỗ như lợn con. Lúc ấy có tôi và 3 cô khác nữa. Mỗi cô sẽ gọi 4 bé ra ngồi xung quanh cô để ăn sáng.
Hai tay cô, 1 tay bưng bát cháo, tay còn lại cầm thìa inox xúc như một chiếc máy. Lần lượt từng trẻ thấy cô xúc và đưa cháo đến miệng mình thì tự há và nuốt thật nhanh như một cỗ máy bé nhỏ.
Bốn trẻ ăn chung một cái thìa, chung một bát cháo. Cứ như vậy lần lượt đến hết bốn bát cháo. Hết phần mình các cô sẽ gọi tiếp bốn bạn khác thay thế.
Tôi bật khóc ngay sau một giờ thử việc
Hầu như không đứa trẻ nào không nôn ói một hai lần trong bữa ăn. Cô B. hét lên, sau đó là 3 tiếng Bốp! Bốp! Bốp khiến tất cả các đôi mắt đều đổ dồn về nơi phát ra âm thanh ấy.
Tôi sợ đến sởn da gà khi thấy cô nàydùng chính những chiếc thìa trên mâm là dụng cụ trừng phạt trẻ khi nôn, ói. Tay cô cầm cán thìa đập bôm bốp vào hóp đầu đứa trẻ tội nghiệp.
Thấy vậy, bé bên cạnh nhìn bạn bị đánh rùng mình sợ hãi không dám khóc, không dám ói nữa.

Hình ảnh cháu bé bị đánh đập thậm tệ tại cơ sở mầm non Sen Vàng (Hà Nội) (Ảnh cắt từ clip - mang tính minh họa).

Tôi ngồi đó, chết lặng và nghẹn lòng hòa trộn với sự bất lực, chua xót. Không thể chịu đựng thêm vì ức chế trong câm lặng. Tôi vội vàng đứng lên giả bộ đi lấy khăn ăn cho các con, tay đưa vội lên lau nước mắt.
Nhận ra vẻ mặt buồn của tôi, các cô không hài lòng. Một cô giáo (SN 1991, tốt nghiệp đúng chuyên ngành một trường cao đẳng sư phạm mầm non) vừa cười vừa nói với tôi:
“Ngày đầu em vào đây, em cũng như chị. Em thấy trẻ bị đánh như vậy, em sợ lắm. Nhưng giờ thì quen rồi, đánh chúng nó em lại thấy sướng tay!”.
Nói xong cô bật ra tiếng cười ha hả cùng những đồng nghiệp, còn tôi thở dài buồn bã. Trong suy nghĩ tôi tự hỏi:
“Ai cũng nói tuyển giáo viên mầm non phải tuyển đúng chuyên môn. Đúng chuyên môn là đây chứ đâu.  Những người không có tình yêu thương thực sự thì sao làm sao sống và yêu nghề nuôi dạy trẻ được?”.
Chợt một bé chưa kịp nuốt nên ói ra ngoài. Cô B.vội vàng đưa bát cháo đang cầm trên tay hứng chỗ cháo trẻ vừa ói ra, miệng quát the thé.
Sau khi con bị trừng phạt bằng những nhát thìa bốp bốp trên hóp đầu. Đau nhưng bé không dám khóc, còn cô B. tiếp tục bón những miếng cháo con vừa ói ra bắt con ăn hết chỗ ấy.
Tất nhiên, những cô khác cũng đánh nhiệt tình như cô B. vậy.
Tôi lợm giọng khi nhìn thấy cảnh tượng đó. Lúc ấy, mắt tôi cứ nhòa đi, không biết làm thế nào, nhưng tôi biết mình đã rơi vào một cái “động” chăm trẻ chứ không phải trường mầm non.
Tôi bị các cô nhắc nhở cho trẻ ăn chậm, không đạt chỉ tiêu vì thời gian chỉ trong 15 -20 phút, 2 cô phải cho 15 trẻ ăn xong (hôm nay ngoại lệ nên có 3 cô).
Đặc biệt hơn, mỗi bữa trẻ phải ăn những bát cháo rất lớn. Một bát cháo người bình thường ăn khó khăn mới có thể ăn hết được nhưng các con không được bỏ thừa dù chỉ 1 thìa.
Buổi trưa cũng tiếp tục món cháo ấy, một số trẻ ăn được cơm nhưng chúng nhai chậm cũng bị các cô dùng “chiêu ra đòn” như lúc sáng.
Trong lớp hôm đó có một bé mới đến nên trưa bé không chịu ngủ, con chỉ nằm khóc.
Các cô thay nhau đi ăn, tôi nằm ôm, ru con ngủ và ăn sau. Khi con vừa ngủ, một giáo viên xuống thay tôi nằm cạnh bé.
Đang ăn cơm, bỗng tiếng cô tát vào mặt con bốp bốp vì lí do con không chịu ngủ mà đang nhìn trộm điện thoại của cô…Và cậu bé chỉ khóc dé lên một tiếng sau đó im bặt vì sợ hãi.
Tất cả mọi hành động vui chơi của các bé, khi không được các cô hài lòng đều được giải quyết bằng những phát tát vào hóp trán.
Chúng ăn quát, ăn tát nhiều đến nỗi, nhìn xung quanh lớp đứa trẻ nào cũng có vấn đề. Chúng không dám cười, đôi mắt đứa nào cũng ướt, đượm một màu sợ hãi.
Có bé bị đánh đến nỗi lì đòn, hỏi không chịu nói, gọi bé cũng chẳng thưa. Trong số gần 20 trẻ chỉ khoảng 3,4 bé là ít bị đánh.
Những đứa trẻ ấy xinh xắn, thông minh, đặc biệt chúng ăn được nên không bị ép ăn nhiều. Các con tự giác hơn trong bữa ăn.
Bữa chiều, lại bát cháo to, khẩu vị y nguyên như bữa sáng. Vẫn một mùi cháo ninh với xu hào, khoai tây và thịt.
Cả cô và trò đều là cái máy xúc và máy nghiền cháo nhanh thoăn thoắt trong lớp học ảm đạm.
Ngày thứ 2 thử việc, Cô L., giáo viên dạy lớp lớn kể phụ huynh của bé K. đến và biếu cô 500.000 tiền bồi dưỡng, mong cô chăm sóc con họ chu đáo hơn.
Dù đã 5 tuổi nhưng K. vẫn ăn cháo mỗi bữa vì chỉ ăn cháo con mới ăn nhanh và ăn được nhiều. K. là một cậu bé cao, lớn, ăn uống được nên giờ ăn không là cực hình với con.
Nhưng một tuần 5 ngày đến lớp thì cả 5 ngày ăn một món cháo như thế này nên đứa trẻ nào cũng nôn ọe khi nhìn thấy các cô bưng khay cháo từ trên tầng đi xuống.
Theo lời cô L. kể, trưa hôm đó K. bị ói, cô đã hứng lại toàn bộ số cháo K. ói ra và trong chiều hôm đó, ngoài một bát cháo vật vã như các bạn, K. phải nạp thêm bát cháo ôi thiu để từ trưa mà con đã ói ra từ buổi trưa để lại. Thật kinh hoàng.
Bữa chiều: Vẫn màn ăn uống và tiếng khóc the thé như vậy, vẫn những đôi mắt nhìn thấy cháo đã ngán và ói khan chảy cả nước mắt mà lũ trẻ không dám khóc.
Đến lúc này, khi bưng khay cháo từ tầng 4 xuống lớp học ở tầng hai cũng làm tôi muốn ói vì chỉ duy nhất một mùi nồng của khoai tây, cà rốt ninh nhừ.
Bé K. được đưa lên tầng hai ăn vì tầng 1 đã ăn xong, nhưng còn cháo thừa nên K. phải ăn thêm.
Bụng con to như cái trống phưỡn ra phía trước. Khi ăn đến bát cháo thứ 2 con lắc đầu lia lịa nhưng ánh mắt và tiếng quát the thé của cô, cùng với đó, tay cô cầm sẵn chiếc thìa dứ dứ như sắp đánh khiến thằng bé vẫn há miệng đều đều.
Sau bao lần muốn ói và bị dọa dẫm, cậu bé liên tục lấy tay vuốt ngực, miệng nói: “Không ói, không ói…”
Bỗng ào ào K. phun ra khi cô không kịp kiểm soát, mặc cho tiếng quát của các cô, miệng K. phun cháo như chiếc van xả lũ, cháo ồng ộc bắn cả lên áo cô L. đang ngồi đối diện cho ăn.
Cơn điên bốc lên, sau màn nôn, ọe của K. cô L. giận giữ lôi con vào nhà vệ sinh, đi bên cạnh là 2 cô khác cùng vào.
Họ dốc đầu bé K. vào bồn cầu khi cậu bé khóc thét sợ hãi. Lũ trẻ ngồi ngoài nháo nhác nhìn bằng đôi mắt kinh hoàng.
Sau màn dọa dẫm, K. về chỗ ngồi và ăn nốt phần còn lại. Đôi mắt con đỏ ngàu và chưa hết hốt hoảng sợ hãi. Tuyệt nhiên, nó ăn ngoan và quên hẳn những cơn nôn, ọe.
Tôi đứng đó chết lặng chỉ biết thì thầm: “Trời ơi, đây là lớp mẫu giáo thật ư? Tôi đang đứng ở đâu thế này?”.
Không hiểu trong lúc ăn, cô L. dẫn bé K. vào nhà vệ sinh va chạm thế nào khiến con bị rách một mép, chảy khá nhiều máu.
Khi K, đưa tay lên quệt má vô tình thấy máu nên sợ hãi nói lớn: “Cô tát con chảy máu”…
Cô L. nghiêm mặt quát: “Ai tát mày” và kéo K. vào gần để xem vết thương và ngọt nhạt: “Đây là con chơi, va vào cạnh tường, nên chảy máu. Con nhớ chưa? Nếu bố mẹ hỏi thì con phải nói là con va vào cạnh tường, nghe chưa?”
Thằng bé vẫn khăng khăng, cô tát con… cô L. lại quát lên: “Là do va vào cạnh tường. Bố mẹ nói thì phải bảo con va vào cạnh tường”.
Vừa nói, tay cô vừa chỉ vào mặt K. và bắt con nhắc lại y nguyên lời cô vừa nói. Cứ như vậy, K. như một cái máy.
Lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần duy nhất một câu: “Con chơi với bạn bị va vào cạnh tường”.
Thỉnh thoảng đang chơi với các bạn lại có một cô gọi con ra hỏi câu hỏi cũ. K trả lời sai thì cô gắt lên, sau đó lại nhắc lại cho đúng ý cô.
Mỗi lần K. nói đúng lại được cô thơm má và vuốt ve cùng câu khen: “Con giỏi lắm, cô yêu K.”.
Đến lúc này, tôi thực sự tuyệt vọng và thầm nghĩ: “Khốn nạn, khốn nạn thật, bạo hành lũ trẻ đã là xấu lắm rồi, nay còn dạy trẻ nói dối.
Tương lai của bọn trẻ sẽ đi về đâu đây? Từ lúc này trong đầu tôi đang nghĩ cách làm thế nào để cứu lũ trẻ.
Nền giáo dục trong trung tâm này phải được thay đổi, nhất định phải thay đổi”...
Bài viết thể hiện nhận thức, góc nhìn, kinh nghiệm và cách hành văn của riêng tác giả.
_ Dương Tuệ Mẫn _




Người Mỹ ăn để... chết. Không ít người Việt hôm nay cũng đang ăn để... đi gặp tổ tiên sớm

Nếu hỏi người bình thường, câu trả lời là "ăn để sống", không ăn sẽ chết. Tùy thể lực, cân nặng, điều kiện bên ngoài, có người nhịn ăn được rất lâu, có người ít hơn.


Các nhà khoa học ước tính, một người có thể nhịn ăn từ 28 đến 40 ngày
Năm 1981, những tù nhân Bắc Ireland đã nhịn ăn để phản đối chế độ Vương quốc Anh, có 10 người đã chết sau khi nhịn đói trong khoảng 46 đến 73 ngày.
Vào tuổi 74, chỉ còn da bọc xương, nhưng vị thánh hiền Matma Gandhi nhịn 21 ngày, không ăn gì, chỉ uống nước mà ông vẫn minh mẫn.
Không ăn dài ngày chưa chết ngay, nhưng ăn nhiều thứ bổ béo cùng một lúc, thì dễ "đi" gặp tiên tổ sớm hơn dự định.
Người Mỹ ăn… để chết
Hồi tôi còn đi làm bên Washington DC, thỉnh thoảng văn phòng có liên hoan. Nhiều các bà các cô, rồi các ông, đen có, trắng có, nhờ nhờ cũng đông, lấy một đĩa tú hụ thức ăn, rồi socola ngọt lừ, bánh ga tô toàn đường, một cốc coca khoảng nửa lít, thế mà chơi sạch bách. Làm gì mà không béo.
Người Mỹ bị bệnh béo phì cao nhất thế giới, có tới 21 triệu người mắc bệnh này, và khoảng 6 triệu chưa biết mình sẽ bị.
Bệnh này đứng hàng thứ 6 gây ra tử vong, làm hại cho nền kinh tế tới 92 tỷ đô la, tương đương với một nửa GDP của Việt Nam. Ung thư, trụy mạch, đái đường, tim phổi… tất cả do cách ăn uống mà ra.
Năm 2004, tôi dự lớp học về lãnh đạo (leadership) của Carnegie khoảng 12 tuần, mỗi tuần học nửa ngày.
Buổi học đầu tiên, mỗi người viết vào mảnh giấy, sau 12 tuần thì bạn muốn đạt được điều gì. 75% trong lớp muốn giảm hoặc giữ được số cân nặng của thân thể. 25% còn lại không nói về ăn uống là do họ đến từ các nước nghèo như người viết bài này.
Ăn uống, thực phẩm của Mỹ có nhiều vấn đề. Người da trắng giầu có, hiểu biết nên tỏ ra cẩn thận hơn trong lựa chọn ăn uống, ít bị béo phì hơn dân da mầu.
Người Việt ăn thời bao cấp
Thời đói nghèo, thiếu ăn nên lúc nào cũng thèm cái gì đó.
Năm 1984-1985, cơ quan cũ của tôi ở làng Liễu Giai. Nhớ lần anh bạn đi Pháp tặng cả phòng 2 tút thuốc, thời đó là vàng.
Lấy ra hai gói để hút thử xem mùi tây đầm có thơm từ trong ra ngoài không, còn lại mang ra dốc Tam Đa (Ba Đình, Hà Nội) đổi lấy… phở.
Đói dài nhiều ngày, cơm cặp lồng có rau muống luộc, vài quả cà, sang có thêm chút trứng tráng, nên vụ liên hoan này cần ăn cho lại sức.
Cả phòng gần 20 người thi nhau xì xụp ở cái dốc bụi mù, nhưng phở bốc khói vẫn tuyệt vời.
Chị giữ tiền bảo, các cậu cứ thoải mái.
Tới một nửa các anh chọn thực đơn: 2 tô phở gà pha bò, thêm mỗi bát hai trứng gà, hai đĩa xôi, 4 trứng vịt lộn, có anh chơi 6 quả. Bánh mỳ, quẩy tháo khoán.
Ăn xong, mỗi anh làm hai cốc cà phê sữa đá, tráng miệng hai cốc chè đỗ đen và chè Thái lai rai đến hết chiều. No bò càng ra mới chợt nhớ ra phải cảm ơn người tặng hai gói thuốc.
Ăn nhiều thế mà không ai bội thực.


Thời mở cửa, cái mồm lên ngôi
Thời bao cấp và đói khát đã ngự trị trong một thời gian rất dài.
Đổi mới, của ăn của để bỗng mọc ra, từ một anh có thu nhập 100$/người/năm lên 1500$/người/năm.
Bây giờ thì xe hơi, tủ lạnh, tivi, nhà lầu, bồ nhớn, bồ bé và dồn vào cái miệng.
Nhà hàng ăn uống, đặc sản mọc ra như nấm. Sáng, trưa, chiều, tối, gặp dịp là ăn uống triền miên. Tôi đi công tác Trà Vinh (1997), dạy vài lệnh DOS, mấy bảng biểu Excel, Word Perfect… được học viên quí như vàng.
Bên ủy ban ngày nào cũng mời ăn trưa ở mấy nhà hàng sang trọng. Bia bọt mở mệt nghỉ, chủ đếm vỏ tính tiền, tiếp viên cứ bật tràn cung mây.
Tối tối có nơi còn đưa vào những nơi gọi là No Hand Restaurant – không dùng tay. Có các em váy cộc đút từng thìa. Ăn ăn, uống uống triền miên.
Tôi đi một vụ như thế nên rất sợ vào nhà hàng, mời lần sau đều từ chối vì biết mình không thể uống rượu bia tràn lan.
Sau này đi Mỹ, mỗi lần về Hà Nội hay Sài Gòn vẫn thấy bài "ăn uống" đó của bạn bè người thân, tần suất nhiều gấp bội.
Gặp là hẹn đi ăn, vừa ăn xong, lại bạn khác rủ đi… ăn. Ăn rồi hả, làm vài ly rượu chứ. Rượu rồi hả, đi pub thôi. Hẹn họp hành, hẹn công việc ở quán ăn là tốt nhất.
Chén cả đồ quốc cấm
Đặc sản thú rừng, uống rượu ngâm mật gấu, cao xương hổ, cà dê ngâm thuốc bắc rất nhiều người nghiền, dù đa phần là hàng quốc cấm.
Nhìn những hũ thủy tinh đựng cái chân gấu nhờ nhờ, đầu khỉ, sơn dương, rồi rắn hổ mang còn mở miệng, rượu đục ngầu, có lần tôi thử cho vào miệng thấy tanh lòm, suýt nôn.
Tôi tế nhị hỏi người bạn, cái tay khỉ ngâm rượu kia có khác gì ra bãi tha ma, tìm mộ mới chôn, chặt lấy một cánh tay, mang về ngâm mà uống không?.
Hay mấy cái xương khỉ có khác việc bốc mộ rồi lấy xương cho vào hũ rượu không?. Đầu khỉ với đầu người có cấu tạo đâu khác nhau, uống rượu này ngang bằng cho vào miệng loại nước bốc mộ.
Xương nhai rau ráu, cứ nghĩ răng khỏe, nhai thép cũng OK, sau này chưa đến 60 tuổi răng đã đi cùng với tóc.
Quả tim rắn hổ mang còn đang đập đập, mật đắng ngắt, thế mà tay chủ xị cho cả vào mồm nuốt chửng, chả khác gì người da đỏ hay thổ dân ẩm thực ở thế kỷ trước.
Tới nhà, bạn khoe có hũ rượu ngâm cao hổ cốt chính hiệu, lấy từ Điện Biên về, bảo mình thử. Ngửi đã thấy như nước cống, thế mà anh uống ngon lành. Bảo cái này tốt lắm, đêm tưng bừng không mệt.
Mối nguy từ cái miệng "dzô dzô"
Khoảng chục năm trở lại gặp bạn cũ, nhiều người giầu có, xe hơi, nhà lầu, có anh lấy thêm vợ nữa, 60 tuổi vẫn bế con mới đẻ, hạnh phúc tràn trề.
Nhưng họ đều có vài bệnh phổ biến của những người ăn nhiều: gout, đường trong máu, tim mạch lung tung, viêm gan, phù nề, chân chậm, mắt mờ.
Theo thống kê của viện Gout từ năm 2007 đến 2015, cả nước có gần 30 ngàn người mắc bệnh này, Sài Gòn ăn nhậu nhiều nhất nên chiếm 1/3 so với cả nước.
Tôi quen vài anh bạn uống nhiều rượu bia trong thời gian dài nên bây giờ trông như cụ 80, tóc rụng gần hết, móm mém, ngồi cạnh người cùng tuổi như hai bố con.
Anh bạn thích rượu cao hổ cốt "đi" lúc 60 tuổi dù đã bỏ vài trăm ngàn USD mua bột sừng tê giác (hàng cấm).
Vài anh khác đang lo ngày đêm vì trong nhiều năm từng uống loại "rượu quý", gan ruột không thể tải nổi loại nước cống.
Xem cách đánh chén thì có lẽ một số không nhỏ người Việt "dô dô 100%" cũng ăn để… chết sớm như dân Mỹ.
Những ngày lễ dài ngày, vui chén rượu thì bạn đọc cũng nên nhớ, cái chết qua đường miệng cũng nguy hiểm như tứ chứng nan y, dù lúc vui ít người nhớ ra.
Theo Hiệu Minh
Trí Thức Trẻ


Khổng Tử dạy 5 việc xấu ở đời

Có những đạo lý sống dù trải qua hàng nghìn năm vẫn giữ nguyên giá trị. 5 việc xấu mà Khổng Tử khuyên chúng ta nên tránh dưới đây nằm trong số đó.


Trong cuốn "Khổng Tử gia ngữ" có một điển cố khá thú vị như thế này.
Có một hôm, quốc vương nước Lỗ thỉnh giáo Khổng Tử: "Ta nghe nói mở rộng phòng ốc về hướng đông là điều không may mắn, việc này có đúng không?"
Giống như chúng ta hiện nay, có rất nhiều người muốn nhờ thầy xem phong thủy, bàn đặt ở đâu mới hợp, giường ngủ phải kê ra sao mới thuận lợi...
Trước câu hỏi của vua nước Lỗ, Khổng Tử đáp rằng: "Tôi nghe nói ở đời có 5 việc xấu , mở rộng phòng ốc về hướng đông không nằm trong số đó".
Vậy thì 5 việc xấu ở đời mà tượng đài Nho học nổi tiếng Trung Quốc nhắc đến ở đây là gì?
Điều thứ nhất: Hại người lợi mình, bản thân sẽ không may mắn
Theo lời của Khổng Tử, những kẻ chà đạp, hại người khác để mưu lợi cá nhân rồi sẽ tự rước họa vào thân, cuối cùng cũng tự hại mình.

Ảnh minh họa.

Điều thứ hai: Thích nổi danh nhưng bất tài, quốc gia gặp họa
Những người hiền đức, tài năng bị những kẻ bất tài dùng thủ đoạn để bài xích, loại trừ rồi tìm cách đưa mình vào vị trí đó thay thế, đó là cái họa của quốc gia.
Điều thứ ba: Người già không dạy, người trẻ không học, đó là thói xấu ở đời
Có thể hiểu cụ thể hơn là: Người già không muốn dạy bảo người trẻ, người trẻ tuổi ngạo mạn không muốn học hỏi kinh nghiệm từ người già, đây là thói quen xấu, không mang lại điều hay.


Coi trọng đạo đức gia đình, người già bảo ban, con trẻ tiếp thu, lắng nghe bề trên vẫn là nét văn hóa được người Nhật Bản duy trì trong xã hội hiện đại ngày nay. Và đó là một trong những bí quyết giúp họ luôn hành xử văn minh trong cuộc sống.
Điều thứ tư: Thánh nhân buông bỏ, người xấu lộng hành, thiên hạ ắt sẽ gặp chuyện không hay
Bậc thánh hiền là những người có trí tuệ và đức hạnh nhưng không được quốc gia trọng dụng. Họ - vì không màng đến danh lợi nên đều tìm cách ẩn cư tránh xa sự đời rối ren.
Trong khi đó, những kẻ kém cỏi ra sức tranh quyền đoạt vị, thao túng, lộng hành. Điều này ắt sẽ khiến xã hội vì thế mà loạn, khó mà hưng thịnh.
Điều thứ năm: Khinh già trọng trẻ, đó là gia đình bất hạnh
Việc bỏ mặc người già không quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng, thay vào đó, dồn hết yêu thương cho trẻ nhỏ, đó là việc xấu, đẩy gia đình vào bất hạnh.
Điều này, sau hàng ngàn năm, cho đến nay vẫn cho chúng ta một bài học về sự giác ngộ. Tại sao lại như vậy?
Hãy lấy một cây đại thụ ra so sánh với mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Quả ngọt của cây là trẻ nhỏ, lá cây là bố mẹ đứa trẻ và gốc rễ của cây là ông bà của đứa trẻ.
Nếu chúng ta hy vọng cây đại thụ đó sống lâu bền, quả, lá sum suê, chúng ta phải lấy nước, chất dinh dưỡng bón vào vị trí nào của cây? Chẳng phải là cần phải bón vào rễ cây sao?
Thế nhưng hiện nay, phần lớn các ông bố bà mẹ trong các gia đình đều đang dùng nước và dinh dưỡng trực tiếp tưới bón lên quả. Kết quả là, những quả đó vì không thể hấp thu chất dinh dưỡng mà trở nên thối hỏng.
Đây chính là lý do vì sao việc giáo dục trẻ em hiện nay xuất hiện nhiều vấn đề bất cập.


Có một câu chuyện rất đáng để những người sống trên đời này đọc và ngẫm về đạo làm con.
Có một ông bố tuổi đã cao, đã không còn sức khỏe để lao động. Con cái ông đối xử với bố chẳng ra gì, thường xuyên đánh chửi bố. Thế nhưng khi bị con cái đánh chửi, ông cũng chẳng để yên, cũng đánh chửi lại con khiến nhà cửa vì thế mà lúc nào cũng ầm ĩ.
Cứ như thế, vấn đề chẳng bao giờ được giải quyết.
Có một lần, ông bố này tìm đến một vị bô lão trong làng trình bày nỗi khổ của bản thân: "Con tôi vừa đánh vừa chửi tôi, chúng đối xử với tôi bất hiếu như thế khiến cuộc sống của tôi khổ sở lắm. Tôi phải làm thế nào bây giờ?"
Nghe xong, vị bô lão mới nói: "Tôi hỏi ông một câu, ông phải trả lời thành thật, tôi mới có thể tìm cách giúp ông được."
- Được, ông cứ hỏi đi, tôi nhất định sẽ trả lời thành thật.
- Xin hỏi trước đây ông đối xử với bố mẹ ông thế nào?
Bị hỏi một câu, ông bố thoảng vẻ xấu hổ: "Tôi đối xử với bố mẹ giống như các con tôi đang đối xử với tôi bây giờ".
Nguyên nhân dẫn đến sự việc đến đây có lẽ đã rõ! Vị bô lão tiếp tục lên tiếng: "Chính vì ông đối xử không hiếu thuận với song thân nên giờ đây con cái mới không hiếu kính với ông.
Đây là luật nhân – quả rồi, ông không trách ai được. Ông nên về nhà, cứ để chúng đánh ông, đừng đánh trả, rồi mọi việc sẽ được giải quyết."
Ông bố nghe lời khuyên, trở về nhà và lại bị con cái mắng nhiếc. Thế nhưng lần này, ông ta không mắng lại. Ngay cả khi bị con trai đánh, ông ta cũng ngồi yên chịu trận, thậm chí trên mặt còn hằn rõ sự xấu hổ.
Người con trai lấy làm lạ lắm. Một hôm, anh ta hỏi bố: "Trước đây tôi đánh, mắng ông, ông đều đánh mắng lại tôi. Vậy tại sao bây giờ ông không đáp trả?"
Ông bố đáp: "Vì trước đây bố cũng đánh, mắng bố mẹ mình nên bây giờ bố phải gánh hậu quả. Bố nghĩ thông rồi, bố sẽ không đánh mắng, đối đầu với con nữa."
Người con nghe vậy cũng như tỉnh ngộ, quỳ xuống xin lỗi bố. "Con sai rồi, sau này con sẽ không đối xử với bố như thế nữa."
Hãy ngẫm xem, con cái chúng ta đang đối xử với chúng ta thế nào? Phải chăng đó cũng chính là cách mà chúng ta đã đối xử với cha mẹ mình?
Đọc và ngẫm 5 điều không may mắn mà Khổng Tử dạy, hẳn nhiều người trong chúng ta đã ngộ ra rằng, chúng ta chưa may mắn, không phải do vận mệnh hay phong thủy chưa tốt, mà là vì bản thân ta chưa nói không được với những việc xấu ở đời.
Cổ nhân xưa nói rằng: "Phúc nhân cư phúc địa, phúc địa phúc nhân cư", ý nói rằng một nơi vốn dĩ có phong thủy không được tốt, người phúc đức đến sinh sống một khoảng thời gian, nơi đó phong thủy tự nhiên sẽ thay đổi và trở thành mảnh đất may mắn.
Và ngược lại, nếu một mảnh đất được cho là có thế phong thủy nhưng người ở đó không có đức hạnh, dù có thay đổi thế nào, phong thủy cũng chẳng thể tốt hơn.
Muốn gặp may mắn trong cuộc sống, việc cần làm không phải là đi tìm thầy phong thủy mà hãy bồi dưỡng, vun đắp cho chính bản thân những phẩm đức tốt đẹp, từ bỏ những việc xấu, may mắn ắt sẽ đến.
Theo Diệp Anh
Trí Thức Trẻ


5 CÁCH ĐỂ PHÁT HIỆN RA CHỒNG BẠN ĐANG NÓI DỐI

Thông thường, người nói dối sẽ bắt đầu câu chuyện của họ 1 cách chậm rãi vì anh ta đang cố gắng dựng lên câu chuyện bằng những lời nói dối.
1. Anh ấy nói chuyện 1 cách bất thường
Kẻ nói dối đôi khi được gọi là "người nói nhanh " nhưng ta không thể chỉ dựa vào tốc độ lời nói trong cả 1 đoạn hội thoại để phân định nói dối hay nói thật. Tuy nhiên, nếu ta để ý trong 1 câu, tốc độ nói chuyện của kẻ nói dối sẽ có điều khác biệt. Thông thường, người nói dối sẽ bắt đầu câu chuyện của họ 1 cách chậm rãi vì anh ta đang cố gắng dựng lên câu chuyện bằng những lời nói dối. Nhưng một khi các mảnh ghép trong câu chuyện tưởng tượng của anh ta đã được kết nối, anh ấy sẽ làm mọi cách để truyền đạt nó tới bạn một cách nhanh chóng nhất.
Nhịp điệu cũng như tốc độ của lời nói không phải là cách nói duy nhất có thể phát hiện ra anh ta đang nói dối . Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tông giọng của 1 người có thể giúp bạn nhận ra lời nói dối đến 95%. Như vậy, chồng của bạn rất có thể đang nói dối bạn nếu tông giọng anh ấy cao hơn 1 cách bất bình thường.


2. Sơ xuất trong lời nói
Ghi nhớ sự thật về những gì đã xảy ra hôm thứ Bảy và câu chuyện tưởng tượng mà anh ta muốn bạn tin không phải là một điều dễ dàng. Nhiều người nói dối sẽ bị sự căng thẳng chi phối và gây ra sơ xuất trong lời nói của họ. Một số ví dụ đế nhận biết như những câu nói dạng “start-stop” ("Có rất nhiều thứ mà anh đã không…uhmm… anh hầu như không có bất kỳ liên hệ với cô ấy.") hoặc lặp đi lặp lại câu hỏi của bạn thay vì trả lời nó .
Ngay cả khi không vấp trong lời nói, câu nói của anh ta cũng có thể báo hiệu sự lừa dối. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người nói dối có xu hướng ít dùng đại từ nhân xưng trong câu chuyện của họ như là một cách để tách biệt bản thân họ với sự dối trá. "Anh thức dậy sáng nay, anh gọi cho mẹ, đi làm, làm 1 cốc cafe với Jim." Anh ta sử dụng hai đại từ ngay đầu câu và sau đó lại bỏ chúng, tại sao? Có vẻ như câu chuyện của anh ta không chỉ đơn thuần như lời anh ta kể.
3. Nét mặt anh ấy có biểu hiện một chút khinh thường
Gần 50 năm trước, một nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng con người thường có 7 nét biểu hiện cảm xúc nhỏ rất phổ biến trên khuôn mặt. Cho dù bạn là nam hay nữ, già hay trẻ, hoặc thuộc bất kì chủng tộc nào, nếu bạn ngạc nhiên, bạn đều có chung một biểu hiện thoáng qua giống nhau. Các biểu hiện cảm xúc rất nhỏ này được cho là không thể làm giả được và nó là những dấu hiệu rõ ràng nhất có thể giúp bạn “đọc được suy nghĩ” của anh ấy.
Khinh- một cảm xúc thuộc về đạo đức thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người khác - là một trong những nét biểu hiện cảm xúc nguy hiểm nhất cho một mối quan hệ: Khinh thường được thể hiện bằng một nụ cười nửa miệng. Nó báo hiệu "Tôi đã thuyết phục được bạn bằng lời nói dối của tôi . Bạn không thế nhận ra được điều ấy đâu. Bạn là một kẻ ngốc. " Các nhà nghiên cứu có thể nhận thấy khinh trên những biểu hiện của những người nói dối nhiều. Họ thường nghĩ rằng họ quá thông minh để có thể bị phát hiện ra rằng họ đang nói dối.


4. Cơ thể anh ấy có thiến hướng chạy và ẩn đi chỗ khác
Con người thường hướng vùng trung tâm cơ thể vào sự vật họ quan tâm. Nếu ban đầu anh ta bắt đầu cuộc trò chuyện với bạn với cơ thểtrực tiếp hướng thẳng đối diện vào bạn , và bây giờ anh ta lại xoay về phía cửa thì chứng tỏ là anh ta đang muốn chấm dứt cuộc trò chuyện với bạn. Đây có thể là một biểu hiện rõ ràng cho sự không trung thực.
Khi người nói dối là phải đối mặt với những câu hỏi anh ta không muốn trả lời, anh ta thường vô tình tìm cách che mắt, miệng hoặc toàn bộ khuôn mặt bằng bàn tay, cánh tay hoặc một cặp kính mát như là một nỗ lực trong tiềm thức để thoát khỏi tình huống đó. Anh ấy có thể bắt đầu nheo mắt, như thể cố gắng để ngăn chặn người khác khỏi nhìn thấy sự thật. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng những biểu hiện này chỉ mang tính tương đối và không nên quá lạm dụng nó.
5. Anh ấy khiến bạn cảm thấy mất thăng bằng  
Những kẻ nói dối “chuyên nghiệp” thường có khả năng bóp méo sự thật và làm cho chúng ta cảm thấy như sàn nhà bên dưới chúng ta như đang chuyển động, rằng một điều gì đó không đúng đang xảy ra, nhưng ta không thể nào phát hiện được. Anh ấy có thể trình bày thông tin sai lệch một cách rất tự tin và thuyết phục khiến bạn bắt đầu đặt ra nghi vấn về trí nhớ của chính bạn. Hiện tượng này được gọi là "gaslighting" (tạm dich: châm lửa đèn khí). Có một số ví dụ thường được thể hiện qua những câu nói như: "Anh chưa bao giờ nói như vậy- đừng dựng chuyện lên nữa”, “ Tại sao em luôn buộc tội anh với những điều tồi tệ như vậy ? " và “Em làm sao vậy? Em thật là hoang tưởng. " Nếu bạn đến được cuối của một cuộc trò chuyện và bỗng tự hỏi, " Đợi đã, chuyện gì vừa xảy ra vậy?" – Hãy nhớ rằng nếu bạn là một người đáng tin cậy thì chính bạn là một máy đo tuyệt vời để đánh giá sự không trung thực của anh ấy. Hãy tin tưởng và cho phép bản thân đặt nghi vấn và điều tra thêm về những nghi ngờ của bạn.
_ST_